Các công ty có đặc điểm sản xuất theo thời vụ thường sẽ lựa chọn tuyển nhân viên thời vụ để vừa phù hợp với tình hình sản xuất cũng như tiết kiệm chi phí nhân công. Vì thế cũng có nhiều bạn lựa chọn hình thức làm thời vụ để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, không hẳn ai cũng nắm đầy đủ các thông tin liên quan đến làm thời vụ là gì?
Làm thời vụ là
gì?
Làm thời vụ được hiểu
là những công việc có khoảng thời gian làm việc ngắn, mang tính chất thời vụ và
được nhà nước quy định dưới 12 tháng. Đây thường là những công việc phổ thông,
không có yêu cầu khắc khe đối với người lao động, chỉ cần họ nằm trong độ tuổi
lao động là có thể ứng tuyển việc làm.
Tiền lương trả cho
nhân viên thời vụ sẽ không được tính theo cấp bậc, hệ số thông thường mà sẽ phụ
thuộc theo sự thỏa thuận ban đầu giữa công ty và nhân viên. Thế nhưng, theo quy
định mới nhất của nhà nước thì nhân viên làm thời vụ vẫn được hưởng những quyền
lợi về chế độ bảo hiểm xã hội từ công ty.
Đối với hình thức
tuyển nhân viên làm thời vụ, công ty có thể không làm hợp đồng lao động trong
trường hợp nhân viên đó làm việc dưới 3 tháng, còn từ 3 tháng trở lên bắt buộc
phải có hợp đồng lao động. Nếu không công ty đó sẽ phải bị xử phạt căn cứ theo
luật lao động 2019.
Làm thời vụ phù hợp
cho những đối tượng nào?
Như đã phân tích ở
phần làm thời vụ là gì, bạn đã có sự hiểu biết cơ bản về hình thức làm
việc này. Tiếp theo đây, cùng tìm hiểu làm thời vụ sẽ phù hợp với những đối tượng
nào nhé.
Những bạn học sinh,
sinh viên muốn tranh thủ thời gian nghỉ hè để kiếm thêm thu nhập cho việc trang
trải sinh hoạt, học phí của bản thân, phụ giúp gia đình.
Những bạn tốt nghiệp
THPT, sinh viên đã ra trường nhưng vẫn chưa kiếm được việc làm có thể lựa chọn
làm thời vụ vì không có nhiều yêu cầu khắt khe.
Các bà nội trợ cũng
có thể lựa chọn những công việc thời vụ phù hợp để tăng thêm thu nhập nhưng vẫn
đảm bảo công việc gia đình.
Người lớn tuổi, người
đã về hưu lựa chọn làm thời vụ vì thường những công việc này không cần quá nhiều
sức lực, vẫn phù hợp với lứa tuổi của họ.
Như thế bạn có thể
thấy được rằng, chỉ cần thị trường có nhu cầu thì đối tượng nào cũng có thể lựa
chọn làm thời vụ vì tính tiện lợi của nó. Chỉ cần bạn chuẩn bị CV thật tốt để ứng
tuyển vào các công ty là được.
Làm thời vụ có ưu
và nhược điểm nào?
Ưu điểm
Làm thời vụ là cách
giúp bạn tranh thủ được khoảng thời gian rảnh của mình để kiếm tiền. Ngoài ra,
khi lựa chọn làm thời vụ, bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường làm việc mới, với
nhiều đồng nghiệp mới cũng như công việc mới, từ đó tích lũy kinh nghiệm làm việc
cho bản thân.
Đặc điểm công việc
thời vụ là có quanh năm cho nên bạn hoàn toàn có thể tìm được việc làm cho mình
trong bất kể thời điểm nào. Đặc biệt là những ai không có thời gian rảnh cố định
hàng ngày thì công việc thời vụ càng dễ dàng để bạn lựa chọn.
Nhược điểm
Mặc dù làm thời vụ
có nhiều ưu điểm là thế, nhưng vẫn có những nhược điểm mà bạn cần biết. Bởi vì
công việc mang tính chất thời vụ cho nên không mang đến cho bạn một sự ổn định
nhất định, khi hết vụ, bạn phải kiếm một công việc khác để làm.
Bởi vì thời gian làm
việc khá ngắn, dưới 12 tháng cho nên bạn sẽ khó tích lũy được cho mình kinh
nghiệm dày dặn ở một lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn muốn nâng cao trình độ chuyên môn
trong một lĩnh vực, lời khuyên dành cho bạn là hãy ứng tuyển trở thành nhân
viên chính thức của công ty, khi đó bạn mới có đủ thời gian cho việc học và rèn
luyện.
Những công việc thời
vụ cần thời gian hoàn thành ngắn cho nên vô tình gây nên áp lực thời gian cho
người lao động. Bạn cần biết để có được sự chuẩn bị tinh thần cho bản thân.
Với những ưu, nhược
điểm cũng như các thông tin về làm thời vụ là gì, hy vọng chúng tôi đã
mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về hình thức làm việc này. Nếu bạn có nhu cầu,
hãy chuẩn bị cho mình một CV thật tốt để ứng tuyển đến các công ty phù hợp nhé.
Nếu bạn vẫn đang
phân vân không biết đóng dấu treo là gì cũng như cách sử dụng như thế nào cho
đúng thì hãy tham khảo bài viết này để có thêm thông tin nhé.
Con dấu được xem là
vật giúp các cơ quan, tổ chức và một số chức danh nhà nước hoạt động tại Việt
Nam khẳng định vị trí pháp lý của mình cũng như giá trị pháp lý của các văn bản,
giấy tờ do cơ quan, tổ chức đó phát hành. Có nhiều cách sử dụng con dấu khác nhau
và một trong những cách được sử dụng thường xuyên chính là đóng dấu treo. Vậy đóng
dấu treo là gì?
Đóng dấu treo là gì?
Đóng dấu treo là
cách sử dụng con dấu đóng lên tờ đầu các văn bản, giấy tờ hoặc phụ lục đính kèm
bản chính với vị trí nằm ở góc trái phía trên tờ giấy. Cách đóng dấu treo đúng
theo quy định của pháp luật phải trùm lên một phần ba tên của cơ quan, tổ chức.
Sở dĩ vị trí dấu treo nằm ở đó là vì tên của cơ quan, tổ chức sẽ được bố trí nằm
ở trang đầu, vị trí góc trái phía trên của tờ giấy.
Có nên đóng dấu treo hay không?
Như bạn đã biết,
đóng dấu treo là cách đóng con dấu được sử dụng phổ biến hiện nay. Thông thường,
đóng dấu treo được sử dụng trong các văn bản ban hành trong nội bộ cơ quan, tổ
chức hoặc đóng trong các tờ hóa đơn, hóa đơn đỏ nhằm thể hiện giá trị về mặt thẩm
quyền cũng như sự chính xác của các thông tin được thể hiện trong đó.
Các văn bản ban hành
trong nội bộ nếu không được đóng dấu treo sẽ khó lòng được nhân viên chấp thuận
bởi nó không thể hiện được giá trị thẩm quyền cũng như độ tin cậy. Cho nên, đây
là hành động cần được cơ quan, tổ chức thực hiện khi ban hành các giấy tờ, văn
bản của mình.
Khi nào thì sử dụng cách đóng dấu treo
Có khá nhiều trường
hợp có thể sử dụng cách đóng dấu treo, nhưng phổ biến là khi người chịu trách
nhiệm ký dưới các văn bản ban hành không có thẩm quyền để được đóng dấu tại chữ
ký của mình. Việc đóng dấu treo lúc này sẽ giúp người nhận biết được đây là văn
bản đã được cơ quan, tổ chức thông qua hay chứng thực. Ví dụ, trưởng phòng một
doanh nghiệp đề ra quy định làm việc mới, nhưng trưởng phòng là người không có
đủ thẩm quyền để được đóng dấu ngay tại chữ ký của mình, lúc này vị trưởng
phòng đó phải sử dụng đóng dấu treo để nâng cao giá trị thẩm quyền cho văn bản
của mình.
Một trường hợp phổ
biến sử dụng đóng dấu treo nữa chính là các phụ lục đi kèm các văn bản pháp luật
do cơ quan nhà nước ban hành. Lúc này, vị trí được đóng sẽ trùm lên một phần
tên của phụ lục đính kèm đó.
Đóng dấu treo có thể hiện tính pháp lý
Đóng dấu treo là
cách giúp cơ quan, tổ chức thể hiện được mức độ quan trọng cùng tính đúng đắn của
văn bản được ban hành chứ không hề được nhà nước và pháp luật công nhận về tính
pháp lý của nó. Tuy nhiên, đây là hình thức cần có nhằm giúp cơ quan, tổ chức
xác minh văn bản của mình.
Ngoài ra, trong những
trường hợp cần sửa đổi, bổ sung trong văn bản thì đóng dấu treo là cách giúp
xác minh những thay đổi đó.
Đóng dấu giáp lai khác gì so với đóng dấu treo
Mặc dù hai khái niệm
này được thể hiện rõ ràng cả về chức năng lẫn vị trí, thế nhưng vẫn có nhiều
người nhầm lẫn về hai loại cách đóng này. Các thông tin về đóng dấu treo là
gì bạn có thể tham khảo ở trên. Vậy đóng dấu giáp lai là gì? Đóng dấu giáp
lai là cách đóng vào rìa các tờ giấy trong cùng một văn bản/ hợp đồng. Về chức
năng, nếu như đóng dấu treo nhằm xác minh thẩm quyền của văn bản thì đóng dấu
giáp lai nhằm xác thực các văn bản có nhiều tờ.
Đóng dấu treo thường
được dùng trong các văn bản thông báo nội bộ hay hóa đơn gửi khách hàng thì
đóng dấu giáp lai thường được dùng trong các hợp đồng, các loại văn bản có nhiều
tờ.
Như vậy chúng tôi đã
giới thiệu các thông tin về đóng dấu treo là gì. Hy vọng với bài viết
này đã phần nào giúp bạn có thêm hiểu biết về đóng dấu treo và từ đó sử dụng một
cách chuẩn xác.
Nhiều bạn hiểu rõ tầm
quan trọng của teamwork, thế nhưng lại không biết cách để nâng cao hiệu quả khi
thực hiện. Bài viết này sẽ giới thiệu teamwork là gì cũng như gợi ý đến
bạn những điều cần thiết để mang lại kết quả tốt nhất mỗi khi làm việc nhóm.
Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Teamwork là gì?
Teamwork được dịch
sang tiếng Việt là làm việc nhóm, là cách làm việc phổ biến trong các công ty
hiện nay. Teamwork không chỉ đơn giản là nhiều người cùng làm chung một việc mà
teamwork cần phải có được sự phân công công việc rõ ràng đến từng thành viên nhằm
hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Trong đó, mỗi thành
viên sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc được phân công cũng như hỗ trợ đồng đội
hoàn thành nếu họ gặp khó khăn và cần giúp đỡ. Một nhóm làm việc không thể được
gọi là teamwork nếu các thành viên không cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ hoặc chỉ
một người đảm nhận việc thực hiện.
Thông thường, một
nhóm được hình thành thường dựa trên sự tương thích về tính cách, trình độ
chuyên môn của các thành viên, có như vậy mới duy trì và nâng cao hiệu quả công
việc.
Những kỹ năng cần
thiết để nâng cao hiệu quả của teamwork
Sau khi đã tìm hiểu
teamwork là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm cách nào để nâng cao hiệu quả
teamwork, từ đó nâng cao hiệu suất công việc cho cả nhóm.
Luôn lắng nghe ý kiến của đồng đội
Đã làm việc nhóm tức
không chỉ có một mình bạn mà là sự chung sức của nhiều người. Ngoài ra, bạn
không thể khẳng định rằng bản thân mình biết hết mọi chuyện và những ý kiến của
bạn là chính xác. Mỗi người đều có một thế mạnh riêng và khi họ đưa ra nhận
xét, ý kiến của mình, bạn nên tiếp thu cũng như cùng nhau thảo luận để đưa ra kết
luận cuối cùng. Việc này vừa giúp bạn bổ sung những kiến thức mình còn thiếu vừa
giúp cả nhóm hoàn thành công việc được tốt hơn.
Kỹ năng tổ chức của trưởng nhóm
Một nhóm muốn hoạt động
tốt nhất thiết cần tìm ra một trưởng nhóm có kỹ năng tổ chức. Người này sẽ chịu
trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng chiến lược hoạt động
cũng như kiểm soát, thúc đẩy quá trình làm việc của mọi người. Việc này vừa
giúp các thành viên còn lại toàn tâm chú trọng vào nhiệm vụ của mình vừa kiểm
soát được tiến độ công việc chung.
Luôn tôn trọng và giúp đỡ nhau
Đã gọi là teamwork
thì các thành viên phải có sự tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Thực hiện được việc
này sẽ giúp nâng cao tinh thần đoàn kết của cả nhóm. Bên cạnh đó, khi tôn trọng
nhau, bạn sẽ tiếp nhận những ý kiến của người khác một cách dễ dàng hơn, đồng
thời cũng nhiệt tình giúp đỡ họ hoàn thành công việc của mình.
Chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
Chịu trách nhiệm
không những với nhiệm vụ được giao mà nó còn thể hiện trách nhiệm với công việc
của mình. Một khi bạn không hoàn thành tốt phần được giao, bạn sẽ ảnh hưởng đến
tiến độ của cả nhóm và tất nhiên, công việc của bạn sẽ không được hoàn thành.
Thẳng thắn và vô tư trong khi làm việc nhóm
Trong teamwork, sẽ
có lúc bạn nhận được những nhận xét tiêu cực cần bạn sửa đổi. Lúc này, nếu bạn
không giữ được thái độ vô tư rất dễ sinh ra lòng ghen ghét riêng với một thành
viên nào đó và tất nhiên, bạn không thể làm việc trong teamwork được tốt nhất.
Cũng tương tự, bạn nên có thái độ thẳng thắn đưa ra những ý kiến, nhận xét có
thể tiêu cực nhưng với mục đích đóng góp vì công việc. Không nên vì sợ mất lòng
mà bỏ qua những lỗi sai của những thành viên còn lại.
Teamwork là một xu hướng phổ biến trong quá trình làm việc hiện nay. Nếu bạn không cố gắng rèn luyện kỹ năng này ngay từ bây giờ, rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc sắp tới. Với những thông tin liên quan đến teamwork là gì trên đây đã giúp bạn hiểu được cách nâng cao hiệu quả mỗi khi làm việc nhóm.
Trong giao tiếp có hai hình thức chủ yếu chính là từ ngữ và phi ngôn ngữ. Kỹ năng giao tiếp không những đòi hỏi bạn phải có khả năng sử dụng ngôn từ mà những tín hiệu phi ngôn ngữ – cử chỉ cơ thể cũng phải được sử dụng linh hoạt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ giao
tiếp phi ngôn ngữ là gì cũng như làm thế nào để nâng cao kỹ năng này trong
giao tiếp. Nếu bạn quan tâm đến nội dung này thì hãy tham khảo bài viết chia sẻ
dưới đây nhé.
Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
Phi ngôn ngữ là cách giao tiếp bằng cử
chỉ cơ thể, phong thái, biểu cảm gương mặt,… giúp truyền tải nội dung đến đối
tượng giao tiếp của bạn. Có thể bạn không biết nhưng những cử chỉ, điệu bộ này
thường xuất phát một cách tự nhiên không do chủ ý con người.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá
trình giao tiếp của một người là sự kết hợp của 3 yếu tố: ngôn ngữ, giọng điệu
và cử chỉ. Nếu như trước giờ chúng ta vẫn nghĩ ngôn ngữ là phần quan trọng nhất
trong giao tiếp thì kết quả nghiên cứu sẽ chỉ điều ngược lại, khi ngôn ngữ chỉ
chiếm 7% trong việc tác động đến người nghe. Yếu tố giọng điệu chiếm 38% và cử
chỉ chính là yếu tố quan trọng nhất khi chiếm đến 55%. Điều này cho thấy tầm
quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp của một người.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể có thể
là cách bạn biểu cảm trên gương mặt hay bằng những hành động, cử chỉ của cơ thể,
chân tay. Đó cũng có thể là ánh mắt hay giọng điệu bạn đang nói chuyện. Phi
ngôn ngữ còn là không gian bạn tạo dựng lên trong suốt quá trình giao tiếp của
mình.
Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ
cơ thể
Nắm rõ những đặc điểm của giao tiếp bằng
ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn nhận thức được vai trò quan trọng của nó trong giao
tiếp. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
Lặp lại: Khi bạn sử dụng cử chỉ cơ thể trong
quá trình nói chuyện sẽ giúp bạn lặp lại một lần nữa nội dung bạn đang thể hiện
bằng lời nói. Điều này sẽ giúp củng cố thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến
người nghe.
Mâu thuẫn: Sẽ có những trường hợp, lời nói của bạn
không trùng khớp với ngôn ngữ cơ thể bạn đang thể hiện. Nó khiến người nghe phải
suy nghĩ độ trung thực trong lời nói của bạn.
Thay thế: Hình thể có thể thay thế những lúc mà
bạn không thể hoặc khó để diễn tả bằng lời.
Bổ sung: Phi ngôn ngữ giúp bổ sung thêm nội
dung, ý nghĩa cho lời nói của bạn.
Dấu nhấn: Bạn có thể thu hút người nghe hơn bằng
cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu trong suốt quá trình giao tiếp của
mình.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng ngôn
ngữ cơ thể
Tầm quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ
trong giao tiếp là không thể phủ định. Bạn hoàn toàn có thể nâng cao kỹ năng
giao tiếp của mình bằng cách quản lý ngôn ngữ cử chỉ cơ thể của mình. Ngoài việc
quản lý ngôn ngữ cử chỉ của mình, bạn cũng cần quan tâm đến các tín hiệu từ cơ
thể của đối phương nhằm hiểu một cách chính xác những nội dung mà họ muốn truyền
tải. Như vậy thì quá trình giao tiếp của bạn mới diễn ra một cách tốt nhất.
Quản lý căng thẳng: Khi cơ thể bạn
căng thẳng, bạn sẽ khó quản lý cử chỉ, hành động của bản thân cũng như khó nắm
bắt nội dung thông tin mà đối tượng giao tiếp muốn thể hiện. Cho nên, nếu cảm
thấy bản thân đang quá căng thẳng, hãy giải lao, thư giãn để cơ thể lấy lại
bình tĩnh trước khi trò chuyện.
Phát triển nhận thức cảm xúc bản thân:
Việc bạn cảm nhận được cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn đưa ra những tín hiệu ngôn
ngữ chính xác. Khi bạn biết cách nhận thức cảm xúc, nó sẽ giúp bạn đọc chính
xác cảm xúc của người đối diện cũng như thể hiện được thái độ quan tâm, chú ý đến
lời nói của họ. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thể hiện ngôn ngữ cơ thể đúng với lời
nói của mình, giúp tạo niềm tin trong giao tiếp.
Giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng quyết định kỹ năng giao tiếp của bạn. Nâng cao kỹ năng này sẽ giúp bạn truyền tải được tốt hơn thông điệp của mình, dễ dàng tìm việc làm cũng như giải nghĩa chính xác thông điệp mà đối phương muốn thể hiện.
Thông tin Big C Tuyển
dụng nhân sự luôn thu hút được sự chú ý nhất định của rất nhiều người lao động
thuộc các trình độ khác nhau. Chính vì thế, để giúp người lao động có thể hiểu
rõ hơn về cơ sở tuyển dụng của thương hiệu siêu thị nổi tiếng Big C như thế
nào, thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đối với hầu hết người lao động việc tìm kiếm được một nơi
làm việc lý tưởng và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vấn đề tiền lương cũng như
các phúc lợi kèm theo là điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải chỉ những
công ty tập đoàn lớn dành cho những người lao động có trình độ và chuyên môn
cao mới có được những điều kiện làm việc tốt như thế. Bởi vì, hiện tại các nhà
bán lẻ hay siêu thị nổi tiếng tại Việt Nam cũng có nhiều chính sách đãi ngộ đó,
điển hình là Big C, vậy quá trình Big CTuyển dụng
nhân sự có khắt khe hay không?
Điều quan trọng đầu tiên đối với một người lao động muốn ứng
tuyển vào bất kỳ một vị trí nào đó tại một cơ quan doanh nghiệp cụ thể đòi hỏi
bạn dành thời gian nghiên cứu về công việc cũng như công ty bạn muốn ứng tuyển
thật rõ ràng. Chính vì thế, đã trả lời câu hỏi Big C Tuyển dụng có khắt khe hay
không? Bạn cần phải hiểu được câu hỏi Big C là gì trước đã.
Big C là gì?
Đối với nhiều người Việt Nam chúng ta nếu đã từng nghe qua
Big C hay có cơ hội mua sắm tại đây, điều có một khái niệm cụ thể về Big C đó
chính là một trung tâm thương mại nơi tập trung rất nhiều loại hàng hóa tiêu
dùng, thiết bị điện tử, hàng hóa tươi sống cho tới các nhu yếu phẩm sử dụng
trong cuộc sống hằng ngày. Nói chung nhất, trong suy nghĩ nhiều người khi được
hỏi về “Big C là gì” họ sẽ trả lời đó chính là một nơi để mọi người có thể đến
và mua sắm bất kỳ thứ gì mà họ cần để phục vụ cho cuộc sống gia đình và cá nhân
của họ.
Tuy nhiên, nhận định trên không hoàn toàn sai nhưng có chưa
đủ chính xác để có thể định nghĩa theo một góc nhìn kinh tế cụ thể về Big C, vì
vậy chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về Big C để bạn có thể nắm chính
xác hơn:
– Big C nói chung là một nhà bán lẻ hàng tập hay bán hàng có
trụ sở tại Bangkok của Thái Lan. Tính
đến năm 2016, Big C được xem là nhà điều hành siêu thị có quy mô lớn thứ 2 tại
xứ sở Chùa Vàng Thái Lan chỉ đứng sau hệ thống Tesco Lotus. Big C hoạt động
ở ba quốc gia chính trong khu vực Đông Nam Á đó là Việt Nam, Thái Lan, Lào.
Tính đến tháng 09.2015, Big C và các công ty con thuộc Big C đã điều hành 697 cửa
hàng đất nước Thái Lan.
Được biết Công ty Big C được thành lập vào năm 1993 bởi
Central Group, và chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại ngã tư Wong Sawang thuộc
thủ đô Bangkok Thái Lan. Cũng kể từ thời điểm năm 1995, cổ phiếu niêm yết lần đầu
tiên của Big C trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, đánh dấu một bước tiến mới
đầy thách thức hơn.
Big C của ai?
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra từ năm 1995 đến 1997, Big C đã có nhiều thay đổi nhất định mà cụ thể đó chính là quyết định hình thành liên minh với tập đoàn Casino của (Pháp). Cũng vào năm 1999, tập đoàn Casino đã có quyết định mua lại 530 triệu cổ phiếu của Big C và đương nhiên họ đã trở thành cổ đông lớn nhất của Big C vào thời điểm hiện tại. Cách đó không lâu, tập đoàn Casino đã bán toàn bộ bộ phận dệt may của Big C để hướng đến việc tập trung vào thương mại bán lẻ và phát triển thương hiệu của Big C trở nên lớn mạnh hơn trên thị trường kinh doanh.
Vào năm 1998, Bic C đã đấu
dấu cột mốc chính thức có mặt tại tại Việt Nam với danh nghĩa là chi nhánh của
tập đoàn Casino. Sự hiện diện của Big C ở thị trường Việt Nam đó chính là kết quả của sự hợp tác thành công giữa
Tập đoàn Casino và một số những công ty Việt Nam khác.
Thời gian sau đó đến tận tháng 04.2016, “Tập đoàn Central
Group” (Thái Lan) đã chính thức tiếp quản hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam
sau khi hợp pháp thỏa thuận chuyển nhượng quốc tế với Tập đoàn Casino của Pháp.
Nhưng cột mốc quan trọng mà bạn nên nhớ đó chính là Big C chính thức có mặt lần
đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1998. Và hình thức hoạt động chính của Big C đó
chính là mô hình trung tâm thương mại hay còn được gọi là đại siêu thị. Đây được
xem là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới
áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao.
Vậy chủ nhân hiện tại của Big C thời điểm này đó chính là Tập
đoàn Central Group. Tập đoàn Central Group được xem là tập đoàn bán hẻ hàng đầu
khu vực hiện nay được thành lập từ năm 1947 cho đến nay. Tập đoàn bắt đầu từ một
cửa hàng nhỏ tại thủ đô Bangok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành.
Central Group chính thức tiến đến thị trường Việt Nam hoạt động
từ tháng 07.2011. Tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bán lẻ hàng điện tử,
thể thao, trung tâm thương mại, nhà hàng khách sạn và thương mại điện tử.
Vào cuối năm 2014, Tập đoàn Central Group xây dựng 2 trung
tâm thương mại thời trang Robins tại thủ đô Hà Nội và Tp.HCM gây được sự chú ý
lớn tập trung nhiều nhãn hiệu cao cấp từ các nước trên thế giới về Việt Nam,
trong đó hàng hóa từ Thái Lan chiếm số lượng lớn.
Ngoài thương hiệu Robins trong lĩnh vực thời trang, Tập đoàn
Central Group còn phát triển thương hiệu SuperSports, Crocs và New Balance
thông qua các công ty con và kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cho các đối
tác ở tại thị trường
Việt Nam.
Tìm việc làm tại Big C dễ
hay khó?
Cũng giống như những công ty hay trung tâm thương mại lớn
khác hoạt động tại Việt Nam việc Big C
Tuyển dụng nhân sự diễn ra hoàn toàn bình thường không dễ cũng không khó.
Tùy thuộc vào năng lực của từng ứng viên và mục đích của họ khi xin vào vị trí ứng
tuyển nào đó để làm việc là gì mà nhà tuyển dụng sẽ có những cách thức phỏng vấn
và đánh giá năng lực phù hợp nhất. Thế nên câu hỏi “Tìm việc tại Big C có khó
không thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bạn nhé!”
Tìm việc làm big C
online như thế nào?
Cũng như nhiều hình thức tuyển dụng nhân sự hiện nay được
các công ty, doanh nghiệp lớn thường áp dụng đó chính là tuyển dụng nhân sự
thông qua online để tiết kiệm thời gian và nhanh chóng tìm kiếm được những ứng
viên phù hợp. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến nhu cầu tuyển dụng của Big C hiện
tại vào thời điểm những tháng cuối năm 2019 này như thế nào, bạn có thể tìm kiếm
trên Fanpage của Big C.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nắm bắt thông tin Big C Tuyển dụng nhân sự lĩnh vực nào yêu cầu ra sau trên các phương tiện truyền thông. Nếu bạn muốn nắm bắt thông tin cụ thể và mang tính chính xác nhất có thể tìm kiếm thông tin trên các website tìm việc làm lớn như Careelink.vn, thichlamthem.com…Với những trang Web tuyển dụng nổi tiếng và uy tín hiện nay bạn sẽ dễ dàng tìm được những công việc đang được Big C đang tuyển dụng nhanh nhất và chi tiết nhất. Ngoài ra để tiết kiệm thời gian nộp hồ sơ ứng tuyển bạn cũng có thể nhấn vào nút nộp hồ sơ trực tuyến trên các trang Web tuyển dụng hoặc gửi hồ sơ qua địa chỉ email cụ thể.
Big C có bao nhiêu cửa hàng trên toàn quốc?
Được biết, Big C tuyên bố quyền sở hữu với 21 trung tâm thương
mại tại các tỉnh và thành phố lớn tại nước ta. Số lượng nhân viên khoảng 8000
người, kinh doanh 50.000 mặt hàng khác nhau, trong đó có tới 95 % các mặt hàng
được sản xuất tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm hệ thống siêu thị Big C phục vụ
hơn 35 triệu lượt khách đến mua sắm trực tiếp tại siêu thị.
Chính vì vậy, Big C luôn cần số lượng nhân viên lớn để hoạt
động và cung cấp các sản phẩm cũng như các dịch vụ tiện ích đến người tiêu
dùng. Đặc biệt trong những thời điểm cuối năm như thế này, chắc chắn Big C cần
bổ sung thêm nguồn nhân sự lớn để phục vụ cho dịp Tết nguyên đán này. Nếu bạn
đang có ý định ứng tuyển vào Big C thì hãy nhanh chóng cập nhật thông tin tuyển
dụng mới nhất nhé!
Big C mấy giờ mở cửa,
đóng cửa?
Theo website chính thức của Big C công bố lịch làm việc thông thường sẽ mở cửa vào lúc 8h00 sáng và đóng cửa vào 21h30 tối. Đây chính là giờ làm việc chính tại siêu thị Big C, ngoài ra vào những ngày Lễ, Tết Nguyên Đán, Big C vẫn mở cửa làm việc vào khung giờ cố định trên nhưng vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết hằng năm Big C sẽ đóng cửa và chính thức mở cửa làm việc vào mùng 3 Tết.
Thu ngân siêu thị làm
gì?
Trên thực tế thì công việc của một thu ngân siêu thị sẽ bao gồm các việc như nhận tiền, thẻ tín dụng của khách hàng khi họ mua một loại hàng hóa nào đó tại siêu thị. Ngoài ra thu ngân siêu thị còn phải lưu sổ sách thanh toán thông qua máy đếm tiền hoặc các phần mềm giao dịch khác.
Nghề thu ngân siêu thị là một công việc không đòi hỏi đào tạo thông qua trường lớp mà hầu hết những nhân viên mới làm công việc này sẽ được cấp trên hay người quản lý trực tiếp huấn luyện chuyên môn liên quan đến công việc trước khi bắt đầu làm việc. Cùng với đó, họ sẽ được hướng dẫn chi tiết khi thực hiện công việc thực tế. Vì thế, về cơ bản thì công việc thu ngân siêu thị không hề khó chỉ cần bạn cố gắng chăm chỉ học hỏi ngay từ những giai đoạn đầu thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Lương thu ngân Big C
Big C luôn tạo điều kiện cho những nhân viên mới được cơ hội
học hỏi và trao dồi kỹ năng trước khi chính thức làm việc. Kèm theo đó là những
chính sách về tiền thưởng, những khoảng phúc lợi kèm theo, lương tháng 13 … nhằm
mục đích tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp nhân viên có thu nhập ổn định. Theo
đó, thì lương của thu ngân tại siêu thị Big C sẽ dao động từ 5.600.000 triệu đồng
đến 8tr hay 10tr theo thời gian công việc và (KPI) nếu có. Đây được xem là một
mức lương không quá cao nhưng cũng là một con số lý tưởng mà nhiều người ao ước.
Mong rằng thông qua những điều mà chúng tôi chia sẻ với các bạn trong bài viết này đã giúp cho bạn hiểu hơn về vấn đề Big C Tuyển dụng nhân sự như thế nào và các phương diện liên quan khác. Từ đó, bạn có thể suy nghĩ thêm về các công việc mà Big C đang tìm kiếm và đưa cho mình một lựa chọn phù hợp nhất.
Mắc phải những
sai lầm trong quá trình làm việc nhóm có thể dẫn đến kết quả không như ý hoặc
thất bại ngay từ lần hợp tác đầu tiên.
Làm việc nhóm là một
trong những yêu cầu quan trọng cho dù bạn đang đi học hay đã đi làm cũng cần
trang bị cho bản thân. Ngoài những kỹ năng cần thiết nhằm phát huy tối đa hiệu
quả quá trình làm việc thì những sai lầm trong làm việc nhóm khiến hiệu quả đi
xuống cũng là điều mà bạn nên biết để cải thiện một cách tốt nhất.
Bài viết dưới đây sẽ
chỉ ra những sai lầm thường xuất hiện trong quá trình làm việc nhóm mà bạn có
thể tham khảo cho bản thân cũng như nhóm làm việc của mình.
Làm việc nhóm là
gì?
Trước khi tìm hiểu
những sai lầm phổ biến trong quá trình làm việc nhóm, chúng ta sẽ đi tìm hiểu
khái niệm làm việc nhóm là gì? Bởi vì chỉ khi bạn nắm vững được bản chất
thực sự của làm việc nhóm, bạn mới có thể tìm ra phương pháp thực hiện một cách
hiệu quả nhất, cũng như hạn chế những sai lầm có thể mắc phải.
Làm việc nhóm chính
là tập hợp nhiều người cùng làm việc với nhau. Họ làm việc nhằm hoàn thành một
mục tiêu chung với sự phân công công việc rõ ràng. Trong quá trình làm việc, tất
cả các thành viên sẽ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo hoàn thành mục
tiêu đề ra ban đầu.
Một nhóm người không
thể được xem là làm việc nhóm khi không có sự phân công công việc đồng đều cho
mỗi thành viên hoặc chỉ có một thành viên đảm nhận tất cả các công việc. Và trường
hợp này khá phổ biến đối với các bạn học sinh, sinh viên hiện nay.
Những sai lầm phổ
biến trong quá trình làm việc nhóm
Sau khi đã tìm hiểu làm
việc nhóm là gì, chắc hẳn bạn đã có được cho mình cái nhìn tổng quát về
khái niệm này. Và để quá trình làm việc nhóm đạt hiệu quả cao, nhóm của bạn cần
tránh được những sai lầm phổ biến sau:
Xây dựng nhóm không dựa trên sự tương thích lẫn
nhau
Chắc hẳn khi xây dựng
nhóm, ai cũng mong muốn các thành viên của mình là người giỏi nhất. Tuy nhiên,
sai lầm ở đây chính là các bạn chỉ quan tâm đến chất lượng và quên mất yếu tố
các thành viên có tương thích, hòa hợp với nhau hay không.
Như bạn đã biết, mỗi
thành viên là một cá thể với tính cách riêng biệt. Có thể với người này họ cực
kỳ ăn ý nhưng với người kia lại xung đột với nhau. Vậy nên, thay vì lựa chọn những
người có kỹ năng, trình độ tốt thì bạn hãy lựa chọn những người có thể hiểu
nhau, hợp tác ăn ý với nhau. Đây mới chính là động lực, đòn bẩy giúp nhóm của bạn
phát triển bền vững.
Không chú trọng đến việc lập mục tiêu ngay từ đầu
Nếu nhóm bạn không
xác định mục tiêu ngay từ đầu, mỗi thành viên trong nhóm sẽ tự đưa ra một mục
tiêu riêng cho mình và như thế, nhóm không thể nào đạt được kết quả như ý. Khi
có mục tiêu chung, mỗi thành viên sẽ biết mình nên làm gì, cần làm gì để đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Thất bại trong việc truyền tải và nắm bắt thông
tin
Một nhóm muốn hoạt động
tốt cũng như duy trì lâu dài cần đảm bảo mỗi thành viên đều nắm bắt được chính
xác, nhanh chóng các thông tin đưa ra. Nếu không, việc sai lệch hay chậm trễ đều
có thể dẫn đến sai sót, khiến mục tiêu không được hoàn thành. Ngoài ra, mỗi
thành viên trong nhóm cũng cần có tiếng nói, được đóng góp một cách thoải mái
và công bằng. Như vậy mới đảm bảo nhóm hoạt động lâu dài mà ít xảy ra tranh
cãi, bất đồng với nhau.
Đặt cái tôi quá cao khi làm việc nhóm
Khi đã làm việc
nhóm, bạn cần phải dung hòa cái tôi của mình và cái tôi của mọi người. Bạn
không thể bắt buộc mọi người phải nghe theo ý kiến của mình mà hãy bày tỏ ý kiến
bản thân và cùng mọi người lựa chọn hướng đi phù hợp nhất cho cả nhóm. Đảm bảo
quyền lợi của nhóm cũng chính là cách giúp bạn đảm bảo quyền lợi cho bản thân của
mình.
Sự xuất hiện của thành viên thờ ơ, thụ động
Bên cạnh những cá
nhân luôn muốn là trung tâm của sự chú ý thì cũng có những cá nhân luôn thờ ơ,
thụ động với mọi quyết định. Họ luôn là người không đưa ra ý kiến đóng góp hay
niềm đam mê với công việc, nếu được phân công thì thực hiện và nếu không cũng
chả sao. Chính những nhân tố này sẽ kéo kết quả làm việc của nhóm đi xuống. Nếu
trong trường hợp này, các thành viên còn lại cũng như nhóm trưởng hãy thường
xuyên quan tâm, đặt câu hỏi và yêu cầu đưa ra ý kiến. Cố gắng giúp họ tìm thấy
niềm đam mê cũng như sự nhiệt huyết của các thành viên còn lại. Nếu không, có lẽ
tìm kiếm sự thay thế trong trường hợp này là lựa chọn đúng đắn nhất cho sự
thành công của nhóm.
Làm việc nhóm là sự
chung tay, góp sức của mỗi thành viên nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
Ngoài việc cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, mỗi thành viên
trong nhóm cũng cần khắc phục những nhược điểm, những thiếu sót nhằm nâng cao
hiệu quả công việc của cả nhóm.
Giao tiếp ứng xử hàng ngày không chỉ là cách cư xử chuẩn mực mà đó còn là cả
một nghệ thuật. Bạn có tạo được thiện cảm, sự gắng kết với người đối diện hay
không phụ thuộc rất lớn vào cách giao tiếp ứng xử của bạn. Hiểu được điều này
cho nên bài viết này muốn chia sẻ đến bạn những nguyên tắc giao tiếp cơ bản.
Khi nắm vững được những nguyên tắc này, bạn có thể nâng cao nghệ thuật giao
tiếp ứng xử của mình với những người xung quanh.
Con người không ai là hoàn hảo, hãy tiếp cận ở
góc độ khách quan
Bạn phải hiểu rằng, không ai là hoàn toàn xấu cũng như không ai tốt tuyệt đối.
Ở những trường hợp, góc nhìn nhận khác nhau mà hành vi ứng xử của họ có phù hợp
hay không. Còn chúng ta lại thường hay bị tình cảm chi phối, nhìn nhận mọi việc
ở một khía cạnh cũng như bị định kiến xã hội che lấp mà dẫn đến những sai lầm
trong giao tiếp.
Chắc hẳn không dưới một lần bạn có thái độ nói chuyện cộc lốc hay khó chịu
ngay từ lần giao tiếp đầu tiên chỉ vì đối phương làm đổ trà vào nhân viên phục
vụ hay to tiếng với người đi đường. Cách ứng xử này tương đối phổ biến với mọi
người hiện nay.
Vậy nên, bạn hãy nhớ nguyên tắc giao tiếp đầu tiên chính là hãy tiếp cận con
người ở góc độ khách quan. Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp một cách dễ dàng cũng
như tránh được những sai lầm trong quá trình giao tiếp. Từ đó đạt được những
thành công mà bản thân mong muốn.
Chuẩn bị tâm lý với nhiều tình huống có thể xảy
ra
Như trên đã trình bày, mỗi người đều có cả những đặc tính tích cực lẫn tiêu
cực. Có thể với người này, yếu tố tích cực chiếm phần lớn tính cách của họ,
nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại một phần nhỏ những yếu tố tiêu cực. Và đương
nhiên, trong quá trình giao tiếp, những yếu tố này có thể tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau và khiến cuộc trò chuyện rẽ sang những chiều hướng mới mà bạn không lường
trước.
Cho nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý cho nhiều tình huống có thể xảy ra. Bạn cần
nhìn nhận được những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực ở đối phương, cho dù đó
chỉ là một điểm rất nhỏ. Đồng thời tìm ra những chất xúc tác để giúp đối phương
thay đổi theo chiều hướng tích cực, tức chuyển đổi những yếu tố tiêu cực sang
tích cực càng nhiều càng tốt. Đó chính là nghệ thuật giao tiếp ứng xử bạn
cần rèn luyện.
Nắm bắt nhu cầu của đối tượng giao tiếp
Điều khó khăn nhất trong quá trình giao tiếp chính là tìm ra nhu cầu của họ.
Và để cuộc trò chuyện được thu hút người nghe, bạn cần nắm bắt được điều đó.
Trong rất nhiều trường hợp, bạn chia sẻ, bạn khuyên răn nhưng đối phương không
có hứng thú. Điều cần làm lúc này chính là bạn hãy cho họ thấy rằng, bạn đang
có những điều mà họ thiếu. Đó có thể là sự hài hước trong cách truyền đạt, những
lợi ích trong nội dung chia sẻ với thái độ chân thành, thiện cảm của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp như
không chen ngang, cắt lời người khác đang nói; không đột nhiên im lặng khi đang
kể chuyện; nói đầy đủ ý, không dài dòng; không nói chuyện thao thao bất tuyệt;
trong đám đông, không nên nói chuyện thì thầm với một cá nhân riêng biệt nào
đó; không chia sẻ chuyện riêng tư với đông người; chú ý khoảng cách giao tiếp
và cuối cùng, nếu không thể nói sự thật cũng không nên nói dối, hãy tìm lý do
chính đáng để trả lời.
Giao tiếp ứng xử đòi hỏi bạn phải thật khéo léo và tinh tế cả trong lời nói,
hành động cũng như suy nghĩ của bản thân. Bởi vì, chỉ cần một lần sơ suất, bạn
có thể mất điểm với đối phương, khiến họ có ấn tượng xấu với mình. Hy vọng với
những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nâng cao nghệ thuật giao tiếp ứng xử
của mình. Từ đó có được thiện cảm, sự yêu mến của mọi người xung quanh cũng như
đối tác của bạn.
Cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn khi bạn tìm được giá trị sống cho mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, có nhiều suy nghĩ sai lầm về giá trị sống vô tình khiến bạn đánh mất đi ý nghĩa cuộc sống của mình. Vậy đó là những suy nghĩ phổ biến nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Giá trị sống là
gì?
Giá trị sống là những
điều trong cuộc sống được xem là tốt, ý nghĩa và quan trọng với một người nào
đó. Họ thường lấy đó làm kim chỉ nam, động lực và mục tiêu phấn đấu cho bản
thân.
Mỗi người sẽ tự có
những đánh giá khác nhau cho cuộc sống của mình. Theo đó, tùy thuộc vào mục
đích sống mà họ sẽ có những giá trị sống không giống nhau. Có người lấy mục
tiêu làm chủ tài chính là giá trị sống cho mình, nhưng cũng có người lấy tình
thương yêu làm giá trị sống.
Tùy vào cách thức thực
hiện để theo đuổi giá trị sống của mình mà nó có trở nên tốt đẹp hay không. Nếu
những người có nhận thức sai lầm, đi theo con đường sai trái, dùng mọi thủ đoạn,
cách thức trái pháp luật, lương tâm và đạo đức xã hội để đạt được mục tiêu của
mình thì đó cũng không phải là điều nên làm.
Vậy nên, nếu đã xác
định được giá trị sống cho bản thân thì bạn cũng nên cố gắng vì mục tiêu đó
nhưng đảm bảo không trái với pháp luật cũng như luân thường đạo lý xã hội. Có
như vậy thành công mà bạn đạt được mới bền vững cùng thời gian.
Những suy nghĩ
sai lầm về giá trị sống
Như vậy bạn đã tìm
hiểu về giá trị sống là gì và mỗi người nên có cho mình một mục tiêu để
làm động lực phấn đấu cho bản thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay,
có nhiều người có những suy nghĩ sai lầm về giá trị sống khiến họ đánh mất đi ý
nghĩa sống của mình. Dưới đây là những suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất hiện nay.
Đàn ông hấp dẫn phải thành đạt
Mẫu người đàn ông
thành đạt trong công việc, địa vị trong xã hội luôn khiến nhiều chị em mê mẩn.
Vì thế, nhiều bạn nam hiện nay đã phải gồng mình phấn đấu để có mức thu nhập lớn,
nhằm chứng tỏ bản thân mình thành đạt. Tuy nhiên, chính điều này dần khiến họ
đánh mất đi ý nghĩa cuộc sống của bản thân. Suy cho cùng, chỉ cần bạn có công
việc ổn định, sức khỏe tốt và luôn lạc quan, yêu đời cũng đã tạo nên sức hấp dẫn
riêng cho mình.
Mạng xã hội là thế giới mới
Không thể phủ nhận
những tích cực mà mạng xã hội mang lại. Thế nhưng, thế hệ các bạn trẻ hiện nay
lại xem mạng xã hội là một thế giới mới của mình. Bạn sẽ không khó để bắt gặp
hình ảnh các bạn trẻ đến góc quán cafe nhưng mỗi người lại chăm chú vào chiếc
điện thoại của mình. Hay nhiều bạn trẻ khác lại thường xuyên sống ảo, cập nhật
tình hình bản thân lên mạng xã hội. Thế nhưng, chính việc này lại khiến cuộc sống
của bạn trở nên tồi tệ khi thường xuyên so sánh bản thân với những người khác.
Thay vì thế, bạn hãy vứt bỏ mạng xã hội và dành thời gian cho việc chăm sóc bản
thân, giao lưu trò chuyện cùng mọi người. Như vậy mới giúp cuộc sống của bạn ý
nghĩa hơn.
Mối quan hệ là nền tảng của thành công
Câu nói này sẽ không
sai nếu bạn biết sử dụng đúng các mối quan hệ của mình dựa trên nền tảng của sự
chân thành, tận tâm. Việc chúng ta cố gắng xây dựng các mối quan hệ để phát triển
bản thân là không sai. Nhưng nếu đến một ngày, bạn bắt đầu lợi dụng một ai đó để
thăng tiến hay đi đường tắt thì giá trị sống của bạn đã dần sai lệch. Cố gắng
trau dồi bản thân, tự khắc thành công sẽ tìm đến với bạn.
Xác định được giá
trị sống là gì cũng như đâu là giá trị sống của mình luôn là điều cần thiết.
Tuy nhiên, bạn hãy thực sự xác định xem đâu mới đúng là giá trị sống mà mình muốn
theo chứ đừng chạy theo số đông để rồi khi nhìn lại cảm thấy cuộc sống của bản
thân không còn ý nghĩa.
Tầm quan trọng của
khách hàng đối với các doanh nghiệp là điều mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng
biết. Thế nhưng, làm thế nào để khiến khách hàng hài lòng và lựa chọn doanh
nghiệp của bạn không phải là điều mà ai cũng nắm bắt được. Đặc biệt là đối với
những bạn trẻ vừa bước vào nghề.
Một trong những điều
quan trọng lấy lòng khách hàng xuất phát từ cách giao tiếp của bạn. Dưới đây là
những cách giao tiếp với khách hàng giúp bạn để lại ấn tượng tốt mà bạn
có thể tham khảo.
Thể hiện cho khách hàng thấy họ quan trọng như
thế nào?
Mặc dù khách hàng
luôn biết rằng họ chỉ là một trong số hàng trăm hàng nghìn khách hàng của doanh
nghiệp. Thế nhưng, họ vẫn muốn mình là người quan trọng đối với doanh nghiệp của
bạn. Cho nên, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ đó chính là thể hiện cho khách hàng
thấy họ quan trọng như thế nào?
Việc này có thể xuất
phát từ cách bạn xưng hô với họ, khi giao tiếp với khách hàng bạn nên chỉ đích
danh tên của vị khách hàng đó. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng vì doanh
nghiệp bạn vẫn nhớ tên của họ.
Ngoài ra, vào những
thời điểm thích hợp, hãy khéo léo xin ý kiến từ khách hàng về cách làm việc của
bạn, của doanh nghiệp bạn cũng như nên khắc phục thế nào. Bạn hãy thể hiện rằng
bản thân quan tâm đến câu trả lời của họ và ý kiến đóng góp đó thực sự quan trọng
với bạn.
Nếu có xảy ra tranh
chấp hay mâu thuẫn với khách hàng, bạn không nên cố gắng rạch ròi đúng sai mà
hãy chấp nhận ý kiến đánh giá, sau đó đưa ra giải thích, hướng khắc phục hợp
lý. Đừng bao giờ nói rằng khách nhầm lẫn nếu bạn không muốn mất khách hàng của
mình.
Đặt câu hỏi là cả một nghệ thuật
Đặt câu hỏi như thế
nào để khiến khách hàng cảm thấy thái độ chân thành, thiện chí muốn giúp đỡ từ
bạn. Đó cũng là một trong những cách giao tiếp với khách hàng mà bạn cần
chú ý.
Những cách đặt câu hỏi
mà bạn có thể tham khảo như “Em có thể giúp anh/chị như thế nào ạ?”, “Anh/chị cảm
thấy… như thế nào?”,… Và hãy linh động trong cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp với
đối tượng khách hàng của mình. Tránh rập khuôn hay có sự phân biệt đối xử với
khách hàng.
Kiên định quan điểm
Với những quan điểm
mà mình đưa ra, bạn nên có sự kiên định với nó. Không nên thay đổi khi có những
ý kiến trái chiều nếu bạn không muốn khách hàng mất đi niềm tin với bạn. Trong
trường hợp có sự đối lập, hãy cố gắng đưa ra hướng giải quyết hợp lý chứ không
nên phản bác lại ý kiến của họ.
Hãy nói đúng lúc
Có nhiều bạn sai lầm
trong quá trình giao tiếp với khách hàng khi chỉ biết nói và nói mà không chú ý
đến thái độ hay ý kiến của khách. Điều này vừa khiến khách hàng mỏi mệt khi phải
lắng nghe quá nhiều vừa khiến bạn không nắm bắt được nhu cầu thực sự của khách
để đáp ứng phù hợp.
Lắng nghe và nắm bắt nhu cầu thực sự của khách
Lắng nghe là một kỹ
năng giao tiếp quan trọng mà bạn cần biết. Mặc dù nói sẽ giúp bạn giới thiệu được
sản phẩm của mình. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng khai thác những nhu cầu thực sự của
khách để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp. Và cách nhanh nhất chính là lắng
nghe khách hàng nói.
Luôn lịch sự và tích cực
Lịch sự và tích cực
sẽ giúp bạn nhanh chóng ghi điểm trong mắt khách hàng. Điều này thể hiện trong
cách hành xử, lời nói, cử chỉ,… của bạn. Không cắt ngang lời nói của khách
hàng, chủ động liên lạc khi có cuộc hẹn hay không mất tích khi vấn đề chưa được
xử lý xong là một trong những điều bạn cần ghi nhớ vì nó thể hiện thái độ lịch
sự của bạn.
Trong kinh doanh, cách
giao tiếp với khách hàng như thế nào sẽ quyết định bạn có thành công hay
không. Cho nên, hãy thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình, đó chính
là chìa khóa thành công của bạn.
Đạo đức nghề nghiệp là gì? Vì sao trong công việc chúng ta cần phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp? Có phải vì đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng để đánh giá nhân cách trong cách làm việc của một ai đó hay không?
Phần lớn, chúng ta mỗi khi nghe đến cụm từ “đạo đức nghề
nghiệp” đều nghĩ ngay đến những ngành nghề như bác sĩ, giáo viên,… Mọi người
thường cho rằng những ngành nghề này sẽ đòi hỏi những người đảm nhận những công
việc này một mặt phải có tính chuyên môn cao, mặt còn lại phải có đạo đức nghề
nghiệp tốt. Vậy theo bạn có phải chỉ những ai làm bác sĩ hay giáo viên mới cần
có đạo đức nghề nghiệp, còn những ngành nghề khác thì như thế nào. Để giải quyết
câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm đạo đức nghề nghiệp là gì nhé!
Đạo đức nghề nghiệp là
gì?
Đạo đức nghề nghiệp nói chung chính là tiêu chuẩn để đánh
giá thái độ và tinh thần làm việc của một ai đó trong công việc có mang tính
tích cực hay không? Nói một cách khác đạo đức nghề nghiệp chính là bằng chứng để
đánh giá người làm việc có đang làm đúng với các quy định hay chuẩn mực công việc
được đề ra hay chưa, hay họ đã đi ngược lại với những giá trị công việc và chuẩn
mực đạo đức của xã hội bấy lâu nay.
Trong các cơ quan, công ty hay luôn có những điều quy định
được ban hành nhằm mục đích giúp nhân viên thực hiện đúng với những gì được xem
là phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và văn hóa của công ty mà công ty đề ra. Tóm lại
việc đề ra các quy định về đạo đức và cách hành xử trong môi trường cơ quan hay
công sở chỉ nhằm hướng đến kết quả giúp công ty ngày một vững mạnh và phát triển
nhiều hơn. Vì vậy, để có thể đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của một ai đó
chúng ta chỉ dựa vào các tiêu chí sau:
Thái độ làm việc nghiêm túc
Đối với người lao động bình thường phải trải qua một ngày
dài 8 tiếng để làm việc đó là một điều không hề dễ dàng. Chắc chắn sẽ có nhiều
người cảm thấy mệt mỏi hay chán nản trong công việc, thế nên họ cứ mặc nhiên đi
trễ về sớm, làm việc thì qua loa không tận tâm hết sức để cống hiến. Điều đó,
đã thể hiện sự thiếu đạo đức trong nghề nghiệp của chính thái độ làm việc của họ.
Nếu bạn có thể sử dụng khoảng thời gian 8 tiếng làm việc của
mình, làm tốt công việc được cấp trên giao phó hay sáng tạo ra những thành quả
lao động có ích cho tất cả mọi người hay ít nhiều đóng góp cho sự phát triển
chung của công ty thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được những đánh giá tích cực từ
mọi người và cấp trên. Chắc chắn rằng, điều đó cũng đã thể hiện được tinh thần
trách nhiệm và thái độ làm việc nghiêm túc, biết cố gắng của mình. Thành quả
lao động mà bạn tạo ra chính là thước đo chính xác nhất để đánh giá được đạo đức
nghề nghiệp của bạn có cao hay không.
Sự thành thật trong quá trình làm việc
Sự dối trá trong quá trình làm việc chính là điều không thể
chấp nhận được, bởi vì điều đó thể hiện rằng bạn là một người không trung thực.
Khách hàng hoặc cấp trên không thể tin tưởng vào bất kỳ những gì bạn làm điều
đó sẽ khiến bạn trở thành một con người không đáng tin tưởng. Về lâu dài sẽ
không một ai muốn hợp tác với một người làm việc không có đạo đức nghề nghiệp
giống như bạn cả.
Luôn có tinh thần cầu tiến trong công việc
Sự học hỏi và rèn luyện bản thân mỗi ngày không những sẽ
giúp chúng ta tiến bộ hơn về tư duy suy nghĩ mà còn giúp chúng ta phát huy được
tinh thần cầu tiến trong công việc nhiều hơn. Người luôn biết học hỏi và tìm kiếm
những khía cạnh mới hay các vấn đề mới để nghiên cứu là người luôn đặt đạo đức
nghề nghiệp rất cao trong công việc.
Dám thừa nhận những khuyết điểm
Có sai không dám nhận, có thiếu sót không biết cải thiện
chính là mẫu người không đề cao tính đạo đức nghề nghiệp trong công việc. Không
phải bất kỳ ai cũng dám thừa nhận những khuyết điểm của mình mắc phải và dĩ
nhiên những người dũng cảm đối mặt với những thiếu sót mà bản thân đã gặp phải
chính là người luôn đặt yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong công việc rất cao.
Còn rất nhiều tiêu chí khác để đánh giá được đạo đức nghề
nghiệp của một ai đó trong công việc. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi
đã liệt kê một số tiêu chí quan trọng nhất để làm rõ câu hỏi “đạo đức nghề nghiệp là gì?” để mọi người
có được góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Mong rằng, những thông điệp và
suy nghĩ mà chúng tôi truyền tải đã giúp bạn thấu hiểu nhiều hơn về hai từ “đạo
đức” trong công việc mình đang làm.