Đóng dấu treo là gì? Những thông tin liên quan đến đóng dấu treo

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết đóng dấu treo là gì cũng như cách sử dụng như thế nào cho đúng thì hãy tham khảo bài viết này để có thêm thông tin nhé.

Con dấu được xem là vật giúp các cơ quan, tổ chức và một số chức danh nhà nước hoạt động tại Việt Nam khẳng định vị trí pháp lý của mình cũng như giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ do cơ quan, tổ chức đó phát hành. Có nhiều cách sử dụng con dấu khác nhau và một trong những cách được sử dụng thường xuyên chính là đóng dấu treo. Vậy đóng dấu treo là gì?

  1. Đóng dấu treo là gì?

Đóng dấu treo là cách sử dụng con dấu đóng lên tờ đầu các văn bản, giấy tờ hoặc phụ lục đính kèm bản chính với vị trí nằm ở góc trái phía trên tờ giấy. Cách đóng dấu treo đúng theo quy định của pháp luật phải trùm lên một phần ba tên của cơ quan, tổ chức. Sở dĩ vị trí dấu treo nằm ở đó là vì tên của cơ quan, tổ chức sẽ được bố trí nằm ở trang đầu, vị trí góc trái phía trên của tờ giấy.

  • Có nên đóng dấu treo hay không?

Như bạn đã biết, đóng dấu treo là cách đóng con dấu được sử dụng phổ biến hiện nay. Thông thường, đóng dấu treo được sử dụng trong các văn bản ban hành trong nội bộ cơ quan, tổ chức hoặc đóng trong các tờ hóa đơn, hóa đơn đỏ nhằm thể hiện giá trị về mặt thẩm quyền cũng như sự chính xác của các thông tin được thể hiện trong đó.

Các văn bản ban hành trong nội bộ nếu không được đóng dấu treo sẽ khó lòng được nhân viên chấp thuận bởi nó không thể hiện được giá trị thẩm quyền cũng như độ tin cậy. Cho nên, đây là hành động cần được cơ quan, tổ chức thực hiện khi ban hành các giấy tờ, văn bản của mình.

  • Khi nào thì sử dụng cách đóng dấu treo

Có khá nhiều trường hợp có thể sử dụng cách đóng dấu treo, nhưng phổ biến là khi người chịu trách nhiệm ký dưới các văn bản ban hành không có thẩm quyền để được đóng dấu tại chữ ký của mình. Việc đóng dấu treo lúc này sẽ giúp người nhận biết được đây là văn bản đã được cơ quan, tổ chức thông qua hay chứng thực. Ví dụ, trưởng phòng một doanh nghiệp đề ra quy định làm việc mới, nhưng trưởng phòng là người không có đủ thẩm quyền để được đóng dấu ngay tại chữ ký của mình, lúc này vị trưởng phòng đó phải sử dụng đóng dấu treo để nâng cao giá trị thẩm quyền cho văn bản của mình.

Một trường hợp phổ biến sử dụng đóng dấu treo nữa chính là các phụ lục đi kèm các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Lúc này, vị trí được đóng sẽ trùm lên một phần tên của phụ lục đính kèm đó.

  • Đóng dấu treo có thể hiện tính pháp lý

Đóng dấu treo là cách giúp cơ quan, tổ chức thể hiện được mức độ quan trọng cùng tính đúng đắn của văn bản được ban hành chứ không hề được nhà nước và pháp luật công nhận về tính pháp lý của nó. Tuy nhiên, đây là hình thức cần có nhằm giúp cơ quan, tổ chức xác minh văn bản của mình.

Ngoài ra, trong những trường hợp cần sửa đổi, bổ sung trong văn bản thì đóng dấu treo là cách giúp xác minh những thay đổi đó.

  • Đóng dấu giáp lai khác gì so với đóng dấu treo

Mặc dù hai khái niệm này được thể hiện rõ ràng cả về chức năng lẫn vị trí, thế nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn về hai loại cách đóng này. Các thông tin về đóng dấu treo là gì bạn có thể tham khảo ở trên. Vậy đóng dấu giáp lai là gì? Đóng dấu giáp lai là cách đóng vào rìa các tờ giấy trong cùng một văn bản/ hợp đồng. Về chức năng, nếu như đóng dấu treo nhằm xác minh thẩm quyền của văn bản thì đóng dấu giáp lai nhằm xác thực các văn bản có nhiều tờ.

Đóng dấu treo thường được dùng trong các văn bản thông báo nội bộ hay hóa đơn gửi khách hàng thì đóng dấu giáp lai thường được dùng trong các hợp đồng, các loại văn bản có nhiều tờ.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các thông tin về đóng dấu treo là gì. Hy vọng với bài viết này đã phần nào giúp bạn có thêm hiểu biết về đóng dấu treo và từ đó sử dụng một cách chuẩn xác.