bookmark_borderĐóng dấu treo là gì? Những thông tin liên quan đến đóng dấu treo

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết đóng dấu treo là gì cũng như cách sử dụng như thế nào cho đúng thì hãy tham khảo bài viết này để có thêm thông tin nhé.

Con dấu được xem là vật giúp các cơ quan, tổ chức và một số chức danh nhà nước hoạt động tại Việt Nam khẳng định vị trí pháp lý của mình cũng như giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ do cơ quan, tổ chức đó phát hành. Có nhiều cách sử dụng con dấu khác nhau và một trong những cách được sử dụng thường xuyên chính là đóng dấu treo. Vậy đóng dấu treo là gì?

  1. Đóng dấu treo là gì?

Đóng dấu treo là cách sử dụng con dấu đóng lên tờ đầu các văn bản, giấy tờ hoặc phụ lục đính kèm bản chính với vị trí nằm ở góc trái phía trên tờ giấy. Cách đóng dấu treo đúng theo quy định của pháp luật phải trùm lên một phần ba tên của cơ quan, tổ chức. Sở dĩ vị trí dấu treo nằm ở đó là vì tên của cơ quan, tổ chức sẽ được bố trí nằm ở trang đầu, vị trí góc trái phía trên của tờ giấy.

  • Có nên đóng dấu treo hay không?

Như bạn đã biết, đóng dấu treo là cách đóng con dấu được sử dụng phổ biến hiện nay. Thông thường, đóng dấu treo được sử dụng trong các văn bản ban hành trong nội bộ cơ quan, tổ chức hoặc đóng trong các tờ hóa đơn, hóa đơn đỏ nhằm thể hiện giá trị về mặt thẩm quyền cũng như sự chính xác của các thông tin được thể hiện trong đó.

Các văn bản ban hành trong nội bộ nếu không được đóng dấu treo sẽ khó lòng được nhân viên chấp thuận bởi nó không thể hiện được giá trị thẩm quyền cũng như độ tin cậy. Cho nên, đây là hành động cần được cơ quan, tổ chức thực hiện khi ban hành các giấy tờ, văn bản của mình.

  • Khi nào thì sử dụng cách đóng dấu treo

Có khá nhiều trường hợp có thể sử dụng cách đóng dấu treo, nhưng phổ biến là khi người chịu trách nhiệm ký dưới các văn bản ban hành không có thẩm quyền để được đóng dấu tại chữ ký của mình. Việc đóng dấu treo lúc này sẽ giúp người nhận biết được đây là văn bản đã được cơ quan, tổ chức thông qua hay chứng thực. Ví dụ, trưởng phòng một doanh nghiệp đề ra quy định làm việc mới, nhưng trưởng phòng là người không có đủ thẩm quyền để được đóng dấu ngay tại chữ ký của mình, lúc này vị trưởng phòng đó phải sử dụng đóng dấu treo để nâng cao giá trị thẩm quyền cho văn bản của mình.

Một trường hợp phổ biến sử dụng đóng dấu treo nữa chính là các phụ lục đi kèm các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Lúc này, vị trí được đóng sẽ trùm lên một phần tên của phụ lục đính kèm đó.

  • Đóng dấu treo có thể hiện tính pháp lý

Đóng dấu treo là cách giúp cơ quan, tổ chức thể hiện được mức độ quan trọng cùng tính đúng đắn của văn bản được ban hành chứ không hề được nhà nước và pháp luật công nhận về tính pháp lý của nó. Tuy nhiên, đây là hình thức cần có nhằm giúp cơ quan, tổ chức xác minh văn bản của mình.

Ngoài ra, trong những trường hợp cần sửa đổi, bổ sung trong văn bản thì đóng dấu treo là cách giúp xác minh những thay đổi đó.

  • Đóng dấu giáp lai khác gì so với đóng dấu treo

Mặc dù hai khái niệm này được thể hiện rõ ràng cả về chức năng lẫn vị trí, thế nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn về hai loại cách đóng này. Các thông tin về đóng dấu treo là gì bạn có thể tham khảo ở trên. Vậy đóng dấu giáp lai là gì? Đóng dấu giáp lai là cách đóng vào rìa các tờ giấy trong cùng một văn bản/ hợp đồng. Về chức năng, nếu như đóng dấu treo nhằm xác minh thẩm quyền của văn bản thì đóng dấu giáp lai nhằm xác thực các văn bản có nhiều tờ.

Đóng dấu treo thường được dùng trong các văn bản thông báo nội bộ hay hóa đơn gửi khách hàng thì đóng dấu giáp lai thường được dùng trong các hợp đồng, các loại văn bản có nhiều tờ.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các thông tin về đóng dấu treo là gì. Hy vọng với bài viết này đã phần nào giúp bạn có thêm hiểu biết về đóng dấu treo và từ đó sử dụng một cách chuẩn xác.

bookmark_borderNâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong giao tiếp có hai hình thức chủ yếu chính là từ ngữ và phi ngôn ngữ. Kỹ năng giao tiếp không những đòi hỏi bạn phải có khả năng sử dụng ngôn từ mà những tín hiệu phi ngôn ngữ – cử chỉ cơ thể cũng phải được sử dụng linh hoạt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ giao tiếp phi ngôn ngữ là gì cũng như làm thế nào để nâng cao kỹ năng này trong giao tiếp. Nếu bạn quan tâm đến nội dung này thì hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Phi ngôn ngữ là cách giao tiếp bằng cử chỉ cơ thể, phong thái, biểu cảm gương mặt,… giúp truyền tải nội dung đến đối tượng giao tiếp của bạn. Có thể bạn không biết nhưng những cử chỉ, điệu bộ này thường xuất phát một cách tự nhiên không do chủ ý con người.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình giao tiếp của một người là sự kết hợp của 3 yếu tố: ngôn ngữ, giọng điệu và cử chỉ. Nếu như trước giờ chúng ta vẫn nghĩ ngôn ngữ là phần quan trọng nhất trong giao tiếp thì kết quả nghiên cứu sẽ chỉ điều ngược lại, khi ngôn ngữ chỉ chiếm 7% trong việc tác động đến người nghe. Yếu tố giọng điệu chiếm 38% và cử chỉ chính là yếu tố quan trọng nhất khi chiếm đến 55%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp của một người.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể có thể là cách bạn biểu cảm trên gương mặt hay bằng những hành động, cử chỉ của cơ thể, chân tay. Đó cũng có thể là ánh mắt hay giọng điệu bạn đang nói chuyện. Phi ngôn ngữ còn là không gian bạn tạo dựng lên trong suốt quá trình giao tiếp của mình.

Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể

Nắm rõ những đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn nhận thức được vai trò quan trọng của nó trong giao tiếp. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

Lặp lại: Khi bạn sử dụng cử chỉ cơ thể trong quá trình nói chuyện sẽ giúp bạn lặp lại một lần nữa nội dung bạn đang thể hiện bằng lời nói. Điều này sẽ giúp củng cố thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến người nghe.

Mâu thuẫn: Sẽ có những trường hợp, lời nói của bạn không trùng khớp với ngôn ngữ cơ thể bạn đang thể hiện. Nó khiến người nghe phải suy nghĩ độ trung thực trong lời nói của bạn.

Thay thế: Hình thể có thể thay thế những lúc mà bạn không thể hoặc khó để diễn tả bằng lời.

Bổ sung: Phi ngôn ngữ giúp bổ sung thêm nội dung, ý nghĩa cho lời nói của bạn.

Dấu nhấn: Bạn có thể thu hút người nghe hơn bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu trong suốt quá trình giao tiếp của mình.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp là không thể phủ định. Bạn hoàn toàn có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình bằng cách quản lý ngôn ngữ cử chỉ cơ thể của mình. Ngoài việc quản lý ngôn ngữ cử chỉ của mình, bạn cũng cần quan tâm đến các tín hiệu từ cơ thể của đối phương nhằm hiểu một cách chính xác những nội dung mà họ muốn truyền tải. Như vậy thì quá trình giao tiếp của bạn mới diễn ra một cách tốt nhất.

Quản lý căng thẳng: Khi cơ thể bạn căng thẳng, bạn sẽ khó quản lý cử chỉ, hành động của bản thân cũng như khó nắm bắt nội dung thông tin mà đối tượng giao tiếp muốn thể hiện. Cho nên, nếu cảm thấy bản thân đang quá căng thẳng, hãy giải lao, thư giãn để cơ thể lấy lại bình tĩnh trước khi trò chuyện.

Phát triển nhận thức cảm xúc bản thân: Việc bạn cảm nhận được cảm xúc bản thân sẽ giúp bạn đưa ra những tín hiệu ngôn ngữ chính xác. Khi bạn biết cách nhận thức cảm xúc, nó sẽ giúp bạn đọc chính xác cảm xúc của người đối diện cũng như thể hiện được thái độ quan tâm, chú ý đến lời nói của họ. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thể hiện ngôn ngữ cơ thể đúng với lời nói của mình, giúp tạo niềm tin trong giao tiếp.

Giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng quyết định kỹ năng giao tiếp của bạn. Nâng cao kỹ năng này sẽ giúp bạn truyền tải được tốt hơn thông điệp của mình, dễ dàng tìm việc làm cũng như giải nghĩa chính xác thông điệp mà đối phương muốn thể hiện.

bookmark_borderNhững sai lầm thường xuất hiện trong quá trình làm việc nhóm

Mắc phải những sai lầm trong quá trình làm việc nhóm có thể dẫn đến kết quả không như ý hoặc thất bại ngay từ lần hợp tác đầu tiên.

Làm việc nhóm là một trong những yêu cầu quan trọng cho dù bạn đang đi học hay đã đi làm cũng cần trang bị cho bản thân. Ngoài những kỹ năng cần thiết nhằm phát huy tối đa hiệu quả quá trình làm việc thì những sai lầm trong làm việc nhóm khiến hiệu quả đi xuống cũng là điều mà bạn nên biết để cải thiện một cách tốt nhất.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm thường xuất hiện trong quá trình làm việc nhóm mà bạn có thể tham khảo cho bản thân cũng như nhóm làm việc của mình.

Làm việc nhóm là gì?

Trước khi tìm hiểu những sai lầm phổ biến trong quá trình làm việc nhóm, chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm làm việc nhóm là gì? Bởi vì chỉ khi bạn nắm vững được bản chất thực sự của làm việc nhóm, bạn mới có thể tìm ra phương pháp thực hiện một cách hiệu quả nhất, cũng như hạn chế những sai lầm có thể mắc phải.

Làm việc nhóm chính là tập hợp nhiều người cùng làm việc với nhau. Họ làm việc nhằm hoàn thành một mục tiêu chung với sự phân công công việc rõ ràng. Trong quá trình làm việc, tất cả các thành viên sẽ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu.

Một nhóm người không thể được xem là làm việc nhóm khi không có sự phân công công việc đồng đều cho mỗi thành viên hoặc chỉ có một thành viên đảm nhận tất cả các công việc. Và trường hợp này khá phổ biến đối với các bạn học sinh, sinh viên hiện nay.

Những sai lầm phổ biến trong quá trình làm việc nhóm

Sau khi đã tìm hiểu làm việc nhóm là gì, chắc hẳn bạn đã có được cho mình cái nhìn tổng quát về khái niệm này. Và để quá trình làm việc nhóm đạt hiệu quả cao, nhóm của bạn cần tránh được những sai lầm phổ biến sau:

  1. Xây dựng nhóm không dựa trên sự tương thích lẫn nhau

Chắc hẳn khi xây dựng nhóm, ai cũng mong muốn các thành viên của mình là người giỏi nhất. Tuy nhiên, sai lầm ở đây chính là các bạn chỉ quan tâm đến chất lượng và quên mất yếu tố các thành viên có tương thích, hòa hợp với nhau hay không.

Như bạn đã biết, mỗi thành viên là một cá thể với tính cách riêng biệt. Có thể với người này họ cực kỳ ăn ý nhưng với người kia lại xung đột với nhau. Vậy nên, thay vì lựa chọn những người có kỹ năng, trình độ tốt thì bạn hãy lựa chọn những người có thể hiểu nhau, hợp tác ăn ý với nhau. Đây mới chính là động lực, đòn bẩy giúp nhóm của bạn phát triển bền vững.

  • Không chú trọng đến việc lập mục tiêu ngay từ đầu

Nếu nhóm bạn không xác định mục tiêu ngay từ đầu, mỗi thành viên trong nhóm sẽ tự đưa ra một mục tiêu riêng cho mình và như thế, nhóm không thể nào đạt được kết quả như ý. Khi có mục tiêu chung, mỗi thành viên sẽ biết mình nên làm gì, cần làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra.

  • Thất bại trong việc truyền tải và nắm bắt thông tin

Một nhóm muốn hoạt động tốt cũng như duy trì lâu dài cần đảm bảo mỗi thành viên đều nắm bắt được chính xác, nhanh chóng các thông tin đưa ra. Nếu không, việc sai lệch hay chậm trễ đều có thể dẫn đến sai sót, khiến mục tiêu không được hoàn thành. Ngoài ra, mỗi thành viên trong nhóm cũng cần có tiếng nói, được đóng góp một cách thoải mái và công bằng. Như vậy mới đảm bảo nhóm hoạt động lâu dài mà ít xảy ra tranh cãi, bất đồng với nhau.

  • Đặt cái tôi quá cao khi làm việc nhóm

Khi đã làm việc nhóm, bạn cần phải dung hòa cái tôi của mình và cái tôi của mọi người. Bạn không thể bắt buộc mọi người phải nghe theo ý kiến của mình mà hãy bày tỏ ý kiến bản thân và cùng mọi người lựa chọn hướng đi phù hợp nhất cho cả nhóm. Đảm bảo quyền lợi của nhóm cũng chính là cách giúp bạn đảm bảo quyền lợi cho bản thân của mình.

  • Sự xuất hiện của thành viên thờ ơ, thụ động

Bên cạnh những cá nhân luôn muốn là trung tâm của sự chú ý thì cũng có những cá nhân luôn thờ ơ, thụ động với mọi quyết định. Họ luôn là người không đưa ra ý kiến đóng góp hay niềm đam mê với công việc, nếu được phân công thì thực hiện và nếu không cũng chả sao. Chính những nhân tố này sẽ kéo kết quả làm việc của nhóm đi xuống. Nếu trong trường hợp này, các thành viên còn lại cũng như nhóm trưởng hãy thường xuyên quan tâm, đặt câu hỏi và yêu cầu đưa ra ý kiến. Cố gắng giúp họ tìm thấy niềm đam mê cũng như sự nhiệt huyết của các thành viên còn lại. Nếu không, có lẽ tìm kiếm sự thay thế trong trường hợp này là lựa chọn đúng đắn nhất cho sự thành công của nhóm.

Làm việc nhóm là sự chung tay, góp sức của mỗi thành viên nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Ngoài việc cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, mỗi thành viên trong nhóm cũng cần khắc phục những nhược điểm, những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả công việc của cả nhóm.

bookmark_borderNhững nguyên tắc giúp bạn nâng cao nghệ thuật giao tiếp ứng xử của mình

Giao tiếp ứng xử hàng ngày không chỉ là cách cư xử chuẩn mực mà đó còn là cả một nghệ thuật. Bạn có tạo được thiện cảm, sự gắng kết với người đối diện hay không phụ thuộc rất lớn vào cách giao tiếp ứng xử của bạn. Hiểu được điều này cho nên bài viết này muốn chia sẻ đến bạn những nguyên tắc giao tiếp cơ bản. Khi nắm vững được những nguyên tắc này, bạn có thể nâng cao nghệ thuật giao tiếp ứng xử của mình với những người xung quanh.

  1. Con người không ai là hoàn hảo, hãy tiếp cận ở góc độ khách quan

Bạn phải hiểu rằng, không ai là hoàn toàn xấu cũng như không ai tốt tuyệt đối. Ở những trường hợp, góc nhìn nhận khác nhau mà hành vi ứng xử của họ có phù hợp hay không. Còn chúng ta lại thường hay bị tình cảm chi phối, nhìn nhận mọi việc ở một khía cạnh cũng như bị định kiến xã hội che lấp mà dẫn đến những sai lầm trong giao tiếp.

Chắc hẳn không dưới một lần bạn có thái độ nói chuyện cộc lốc hay khó chịu ngay từ lần giao tiếp đầu tiên chỉ vì đối phương làm đổ trà vào nhân viên phục vụ hay to tiếng với người đi đường. Cách ứng xử này tương đối phổ biến với mọi người hiện nay.

Vậy nên, bạn hãy nhớ nguyên tắc giao tiếp đầu tiên chính là hãy tiếp cận con người ở góc độ khách quan. Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp một cách dễ dàng cũng như tránh được những sai lầm trong quá trình giao tiếp. Từ đó đạt được những thành công mà bản thân mong muốn.

  • Chuẩn bị tâm lý với nhiều tình huống có thể xảy ra

Như trên đã trình bày, mỗi người đều có cả những đặc tính tích cực lẫn tiêu cực. Có thể với người này, yếu tố tích cực chiếm phần lớn tính cách của họ, nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại một phần nhỏ những yếu tố tiêu cực. Và đương nhiên, trong quá trình giao tiếp, những yếu tố này có thể tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và khiến cuộc trò chuyện rẽ sang những chiều hướng mới mà bạn không lường trước.

Cho nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý cho nhiều tình huống có thể xảy ra. Bạn cần nhìn nhận được những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực ở đối phương, cho dù đó chỉ là một điểm rất nhỏ. Đồng thời tìm ra những chất xúc tác để giúp đối phương thay đổi theo chiều hướng tích cực, tức chuyển đổi những yếu tố tiêu cực sang tích cực càng nhiều càng tốt. Đó chính là nghệ thuật giao tiếp ứng xử bạn cần rèn luyện.

  • Nắm bắt nhu cầu của đối tượng giao tiếp

Điều khó khăn nhất trong quá trình giao tiếp chính là tìm ra nhu cầu của họ. Và để cuộc trò chuyện được thu hút người nghe, bạn cần nắm bắt được điều đó. Trong rất nhiều trường hợp, bạn chia sẻ, bạn khuyên răn nhưng đối phương không có hứng thú. Điều cần làm lúc này chính là bạn hãy cho họ thấy rằng, bạn đang có những điều mà họ thiếu. Đó có thể là sự hài hước trong cách truyền đạt, những lợi ích trong nội dung chia sẻ với thái độ chân thành, thiện cảm của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp như không chen ngang, cắt lời người khác đang nói; không đột nhiên im lặng khi đang kể chuyện; nói đầy đủ ý, không dài dòng; không nói chuyện thao thao bất tuyệt; trong đám đông, không nên nói chuyện thì thầm với một cá nhân riêng biệt nào đó; không chia sẻ chuyện riêng tư với đông người; chú ý khoảng cách giao tiếp và cuối cùng, nếu không thể nói sự thật cũng không nên nói dối, hãy tìm lý do chính đáng để trả lời.

Giao tiếp ứng xử đòi hỏi bạn phải thật khéo léo và tinh tế cả trong lời nói, hành động cũng như suy nghĩ của bản thân. Bởi vì, chỉ cần một lần sơ suất, bạn có thể mất điểm với đối phương, khiến họ có ấn tượng xấu với mình. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nâng cao nghệ thuật giao tiếp ứng xử của mình. Từ đó có được thiện cảm, sự yêu mến của mọi người xung quanh cũng như đối tác của bạn.

bookmark_borderNhững cách giao tiếp với khách hàng mà bạn nên biết

Tầm quan trọng của khách hàng đối với các doanh nghiệp là điều mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng biết. Thế nhưng, làm thế nào để khiến khách hàng hài lòng và lựa chọn doanh nghiệp của bạn không phải là điều mà ai cũng nắm bắt được. Đặc biệt là đối với những bạn trẻ vừa bước vào nghề.

Một trong những điều quan trọng lấy lòng khách hàng xuất phát từ cách giao tiếp của bạn. Dưới đây là những cách giao tiếp với khách hàng giúp bạn để lại ấn tượng tốt mà bạn có thể tham khảo.

  1. Thể hiện cho khách hàng thấy họ quan trọng như thế nào?

Mặc dù khách hàng luôn biết rằng họ chỉ là một trong số hàng trăm hàng nghìn khách hàng của doanh nghiệp. Thế nhưng, họ vẫn muốn mình là người quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Cho nên, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ đó chính là thể hiện cho khách hàng thấy họ quan trọng như thế nào?

Việc này có thể xuất phát từ cách bạn xưng hô với họ, khi giao tiếp với khách hàng bạn nên chỉ đích danh tên của vị khách hàng đó. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng vì doanh nghiệp bạn vẫn nhớ tên của họ.

Ngoài ra, vào những thời điểm thích hợp, hãy khéo léo xin ý kiến từ khách hàng về cách làm việc của bạn, của doanh nghiệp bạn cũng như nên khắc phục thế nào. Bạn hãy thể hiện rằng bản thân quan tâm đến câu trả lời của họ và ý kiến đóng góp đó thực sự quan trọng với bạn.

Nếu có xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn với khách hàng, bạn không nên cố gắng rạch ròi đúng sai mà hãy chấp nhận ý kiến đánh giá, sau đó đưa ra giải thích, hướng khắc phục hợp lý. Đừng bao giờ nói rằng khách nhầm lẫn nếu bạn không muốn mất khách hàng của mình.

  • Đặt câu hỏi là cả một nghệ thuật

Đặt câu hỏi như thế nào để khiến khách hàng cảm thấy thái độ chân thành, thiện chí muốn giúp đỡ từ bạn. Đó cũng là một trong những cách giao tiếp với khách hàng mà bạn cần chú ý.

Những cách đặt câu hỏi mà bạn có thể tham khảo như “Em có thể giúp anh/chị như thế nào ạ?”, “Anh/chị cảm thấy… như thế nào?”,… Và hãy linh động trong cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Tránh rập khuôn hay có sự phân biệt đối xử với khách hàng.

  • Kiên định quan điểm

Với những quan điểm mà mình đưa ra, bạn nên có sự kiên định với nó. Không nên thay đổi khi có những ý kiến trái chiều nếu bạn không muốn khách hàng mất đi niềm tin với bạn. Trong trường hợp có sự đối lập, hãy cố gắng đưa ra hướng giải quyết hợp lý chứ không nên phản bác lại ý kiến của họ.

  • Hãy nói đúng lúc

Có nhiều bạn sai lầm trong quá trình giao tiếp với khách hàng khi chỉ biết nói và nói mà không chú ý đến thái độ hay ý kiến của khách. Điều này vừa khiến khách hàng mỏi mệt khi phải lắng nghe quá nhiều vừa khiến bạn không nắm bắt được nhu cầu thực sự của khách để đáp ứng phù hợp.

  • Lắng nghe và nắm bắt nhu cầu thực sự của khách

Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp quan trọng mà bạn cần biết. Mặc dù nói sẽ giúp bạn giới thiệu được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng khai thác những nhu cầu thực sự của khách để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp. Và cách nhanh nhất chính là lắng nghe khách hàng nói.

  • Luôn lịch sự và tích cực

Lịch sự và tích cực sẽ giúp bạn nhanh chóng ghi điểm trong mắt khách hàng. Điều này thể hiện trong cách hành xử, lời nói, cử chỉ,… của bạn. Không cắt ngang lời nói của khách hàng, chủ động liên lạc khi có cuộc hẹn hay không mất tích khi vấn đề chưa được xử lý xong là một trong những điều bạn cần ghi nhớ vì nó thể hiện thái độ lịch sự của bạn.

Trong kinh doanh, cách giao tiếp với khách hàng như thế nào sẽ quyết định bạn có thành công hay không. Cho nên, hãy thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình, đó chính là chìa khóa thành công của bạn.

bookmark_borderĐạo đức nghề nghiệp là gì? Dựa vào yếu tố nào để đánh giá đạo đức nghề nghiệp một người

Đạo đức nghề nghiệp là gì? Vì sao trong công việc chúng ta cần phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp? Có phải vì đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng để đánh giá nhân cách trong cách làm việc của một ai đó hay không?

Phần lớn, chúng ta mỗi khi nghe đến cụm từ “đạo đức nghề nghiệp” đều nghĩ ngay đến những ngành nghề như bác sĩ, giáo viên,… Mọi người thường cho rằng những ngành nghề này sẽ đòi hỏi những người đảm nhận những công việc này một mặt phải có tính chuyên môn cao, mặt còn lại phải có đạo đức nghề nghiệp tốt. Vậy theo bạn có phải chỉ những ai làm bác sĩ hay giáo viên mới cần có đạo đức nghề nghiệp, còn những ngành nghề khác thì như thế nào. Để giải quyết câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm đạo đức nghề nghiệp là gì nhé!

Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đạo đức nghề nghiệp nói chung chính là tiêu chuẩn để đánh giá thái độ và tinh thần làm việc của một ai đó trong công việc có mang tính tích cực hay không? Nói một cách khác đạo đức nghề nghiệp chính là bằng chứng để đánh giá người làm việc có đang làm đúng với các quy định hay chuẩn mực công việc được đề ra hay chưa, hay họ đã đi ngược lại với những giá trị công việc và chuẩn mực đạo đức của xã hội bấy lâu nay.

Trong các cơ quan, công ty hay luôn có những điều quy định được ban hành nhằm mục đích giúp nhân viên thực hiện đúng với những gì được xem là phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và văn hóa của công ty mà công ty đề ra. Tóm lại việc đề ra các quy định về đạo đức và cách hành xử trong môi trường cơ quan hay công sở chỉ nhằm hướng đến kết quả giúp công ty ngày một vững mạnh và phát triển nhiều hơn. Vì vậy, để có thể đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của một ai đó chúng ta chỉ dựa vào các tiêu chí sau:

Thái độ làm việc nghiêm túc

Đối với người lao động bình thường phải trải qua một ngày dài 8 tiếng để làm việc đó là một điều không hề dễ dàng. Chắc chắn sẽ có nhiều người cảm thấy mệt mỏi hay chán nản trong công việc, thế nên họ cứ mặc nhiên đi trễ về sớm, làm việc thì qua loa không tận tâm hết sức để cống hiến. Điều đó, đã thể hiện sự thiếu đạo đức trong nghề nghiệp của chính thái độ làm việc của họ.

Nếu bạn có thể sử dụng khoảng thời gian 8 tiếng làm việc của mình, làm tốt công việc được cấp trên giao phó hay sáng tạo ra những thành quả lao động có ích cho tất cả mọi người hay ít nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của công ty thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được những đánh giá tích cực từ mọi người và cấp trên. Chắc chắn rằng, điều đó cũng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc nghiêm túc, biết cố gắng của mình. Thành quả lao động mà bạn tạo ra chính là thước đo chính xác nhất để đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của bạn có cao hay không.

Sự thành thật trong quá trình làm việc

Sự dối trá trong quá trình làm việc chính là điều không thể chấp nhận được, bởi vì điều đó thể hiện rằng bạn là một người không trung thực. Khách hàng hoặc cấp trên không thể tin tưởng vào bất kỳ những gì bạn làm điều đó sẽ khiến bạn trở thành một con người không đáng tin tưởng. Về lâu dài sẽ không một ai muốn hợp tác với một người làm việc không có đạo đức nghề nghiệp giống như bạn cả.

Luôn có tinh thần cầu tiến trong công việc

Sự học hỏi và rèn luyện bản thân mỗi ngày không những sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn về tư duy suy nghĩ mà còn giúp chúng ta phát huy được tinh thần cầu tiến trong công việc nhiều hơn. Người luôn biết học hỏi và tìm kiếm những khía cạnh mới hay các vấn đề mới để nghiên cứu là người luôn đặt đạo đức nghề nghiệp rất cao trong công việc.

Dám thừa nhận những khuyết điểm

Có sai không dám nhận, có thiếu sót không biết cải thiện chính là mẫu người không đề cao tính đạo đức nghề nghiệp trong công việc. Không phải bất kỳ ai cũng dám thừa nhận những khuyết điểm của mình mắc phải và dĩ nhiên những người dũng cảm đối mặt với những thiếu sót mà bản thân đã gặp phải chính là người luôn đặt yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong công việc rất cao.

Còn rất nhiều tiêu chí khác để đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của một ai đó trong công việc. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi đã liệt kê một số tiêu chí quan trọng nhất để làm rõ câu hỏi “đạo đức nghề nghiệp là gì?” để mọi người có được góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Mong rằng, những thông điệp và suy nghĩ mà chúng tôi truyền tải đã giúp bạn thấu hiểu nhiều hơn về hai từ “đạo đức” trong công việc mình đang làm.

Chúc bạn thành công!

bookmark_borderTạo động lực làm việc cho nhân viên như thế nào là hiệu quả

Đối với những nhân viên công sở nói riêng và người lao động nói chung việc cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc cũng như tìm thấy niềm đam mê trong công việc sẽ khiến họ làm việc tích cực hơn rất nhiều. Điều đó thôi thúc các doanh nghiệp phải tìm ra cách để tạo động lực làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, việc đề xuất ra các phương pháp để tạo nên động lực làm việc cho nhân viên vốn dĩ là một điều không hề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Động lực làm việc phải được xây dựng dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau như cách truyền lửa của nhà lãnh đạo, chế độ phúc lợi, lương thưởng, môi trường làm việc…Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu có bao nhiêu cách để một nhà quản lý, nhà lãnh đạo có thể xây dựng nên động lực làm việc tuyệt vời dành cho nhân viên của mình.

1. Hãy lắng nghe nhân viên

Hầu hết, điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng muốn có được từ cấp trên của mình đó chính là sự lắng nghe. Bởi vì, khi những ý kiến và quan điểm của họ được lắng nghe và thấu hiểu thật sự họ sẽ có một niềm tin vào ban lãnh đạo của mình hơn hẳn. Sự lắng nghe bao giờ cũng là cầu nối tinh thần vững chắc để mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên trở nên tốt hơn.

2. Tạo động lực tinh thần cho nhân viên

Đa phần, nhân viên khi đi làm điều họ quan tâm nhiều nhất vẫn chính là vấn đề tiền lương, nói một cách khác thì yếu tố về mặt tài chính đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ. Chính vì vậy, nhiều người thường có tư tưởng đi làm mục đích chủ yếu vẫn là để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày được tốt hơn. Điều đó đã vô tình tạo nên suy nghĩ làm việc vì đồng lương hơn là để cống hiến cùng công ty phát triển.

Về lâu dài nếu suy nghĩ đó cứ mãi kéo dài qua từng năm chắc chắn một điều sẽ xảy ra chính là nhân viên có thể sẽ rời bỏ công ty để chuyển sang một doanh nghiệp khác với mức lương lý tưởng hơn. Do đó, nếu bạn đứng trên cương vị là một nhà quản lý doanh nghiệp bạn phải tìm mọi cách để nếu giữ nhân viên ở lại lâu dài với công ty, mà cách làm hiệu quả nhất đó là tạo nên động lực làm việc tích cực cho họ. Bạn hãy cho họ nhìn thấy được ý nghĩa thật sự đằng sau công việc mà họ đang làm đã tạo nên những đóng góp tích cực như thế nào cho xã hội, và doanh nghiệp. Bởi vì, khi nhân viên đã nhìn nhận được vấn đề họ sẽ gắn bó làm việc lâu dài cùng cố gắng phát triển với bạn mà không quan trọng hóa vấn đề tiền lương ở đây.

3. Hãy đóng vai trò của nhân viên thật sự

Sự thật thì suy nghĩ của một nhân viên bình thường sẽ khác rất nhiều so với những người lãnh đạo. Sự khác biệt đó đôi khi sẽ tạo nên những rào cản nhất định như cách mọi người thường gọi là người lao động và người chủ lao động. Điều này sẽ khiến khoảng cách nhân viên và cấp trên trở nên xa cách và khó thấu hiểu nhau hơn về nhiều mặt, nếu không may có mâu thuẫn xảy ra cả hai bên sẽ rất dễ tạo nên những hiểu lầm không đáng có. Lời khuyên chân thành của chúng tôi về vấn đề này đó chính là “cả hai hãy đứng trên góc nhìn của người khác để thấu hiểu cho nhau”

Mỗi người đều có những khó khăn và vất vả riêng không giống nhau, nếu bạn là một nhân viên hãy thử đặt mình vào vị trí lãnh đạo để cảm nhận rõ áp lực kinh doanh của họ. Và nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy đặt bản thân vào vị trí của một nhân viên cấp dưới để hiểu rõ hơn họ đang mong muốn điều gì. Cách làm này sẽ giúp cả hai bên hiểu được những áp lực của nhau nhiều hơn từ đó có các biện pháp ứng xử và làm việc thích hợp hơn.

4. Có sự đãi ngộ phù hợp

Đây chắc chắn là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải áp dụng để tạo nên động lực làm việc tích cực cho nhân viên. Doanh nghiệp càng chú trọng chế độ phúc lợi như du lịch nghỉ dưỡng, thưởng doanh số, tổ chức sinh nhật, chế độ bảo hiểm, đào tạo nghiệp vụ,… cho nhân viên thì càng giúp họ phát huy hơn năng lực làm việc của mình một cách hiệu quả.

5. Luôn tạo cơ hội phát triển

Doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc tạo điều kiện cho nhân viên học tập và trao dồi kỹ năng phát triển cho nhân viên về nhiều mặt. Một khi nhân viên đã nhận được những cơ hội phát triển tốt từ công ty họ sẽ cống hiến và quyết tâm cho công việc nhiều hơn.

Trên đây, là những cách làm giúp bạn có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên được tốt hơn. Mong rằng, sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể hoạch định ra những cách làm tốt hơn để giúp nhân viên có được môi trường làm việc tốt nhất với những chính sách phát triển phù hợp thúc đẩy khả năng làm việc của họ được tốt hơn mỗi ngày.

bookmark_borderKỹ năng quản lý thời gian – 5 “tuyệt chiêu” giúp bạn làm chủ thời gian hiệu quả

Người ta thường nói, thời gian là thứ quý báu nhất. Mỗi phút giây trôi qua mà bạn không làm được một điều gì ý nghĩa thì có lẽ bạn đã lãng phí thời gian của chính mình. Chính vì thế, hãy tự tạo cho mình những thói quen giúp bạn quản lý thời gian một cách hiệu quả mỗi ngày nhé!

Trong những kỹ năng sống, thì quản lý thời gian là một kỹ năng đặc biệt quan trọng. Làm chủ được thời gian thì bạn sẽ làm chủ được cuộc sống của mình bởi thời gian không chờ đợi bất kỳ ai. Thế nên, ngay từ bây giờ bạn phải trau dồi kỹ năng quản lý thời gian của bản thân một cách hiệu quả để có cho mình một cuộc sống ý nghĩa và không bỏ lỡ bất kỳ một giây phút nào.

Lập ra danh sách các việc phải làm

Mỗi ngày bạn nên dành ra từ 5 – 10 phút để liệt kê tất cả những công việc mà mình cần phải làm một cách chi tiết. Nên ghi rõ mình làm việc gì vào khoảng thời gian nào trong ngày. Biết được việc mình cần phải làm giúp bạn tiết kiệm được thời gian suy nghĩ mình cần làm gì và giúp bạn quản lý tối đa thời gian của bản thân. Hơn thế nữa, bộ nhớ của bạn cũng không cần phải ghi nhớ quá nhiều thứ, dẫn đến bạn thường xuyên quên hoặc bỏ sót một công việc quan trọng nào đó.

Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Sau khi lập ra danh sách các việc cần làm, bước tiếp theo liệt kê các công việc ưu tiên cần phải được làm trước. Ưu tiên những việc quan trọng và cấp bách làm đầu tiên, những việc không quan trọng làm sau. Qua đó, giúp bạn có kỹ năng quản lý thời gian một cách hiệu quả, không bỏ sót bất kỳ công việc cần thiết nào. Hơn thế nữa, việc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên này giúp bạn cảm thấy thoải mái, không bị áp lực khi làm việc và đảm bảo công việc luôn được hoàn thành đúng thời hạn. 

Đặt ra thời gian để hoàn thành công việc

Đặt ra thời gian cụ thể cho công việc (hay được gọi là deadline), điều này sẽ giúp bạn không cho bản thân có cơ hội trì trệ hoặc kéo dài thời gian làm một công việc nào đó. Bởi việc trì hoãn sẽ làm ảnh hưởng đến công việc kế tiếp trong danh sách các việc mà bạn cần phải làm.

Tìm hiểu thêm Cách làm việc nhóm hiệu quả

Mỗi việc bạn nên đặt ra cụ thể khoảng thời gian bắt đầu làm, thời gian kết thúc và nghỉ ngơi. Để bạn có thể tận dụng tối đa thời gian để giải quyết vấn đề, giúp bạn không bị xao nhãng hoặc lãng phí bất kỳ phút giây nào.  

Tập trung làm việc

Trên thực tế, có rất nhiều người thường thích ôm đồm quá nhiều công việc, hoặc làm nhiều việc cùng một lúc. Điều này là hoàn toàn không tốt, sẽ khiến bạn vừa mất tập trung, vừa giải quyết không tốt công việc thậm chí là bạn phải làm lại ngay từ đầu, dẫn đến rất mất thời gian. Lời khuyên dành cho bạn là trong một khoảng giờ nhất định, bạn chỉ nên tập trung tối đa một công việc cụ thể, để hoàn thành tốt nhất và phát huy tối đa được năng lực của mình cho công việc đó. Làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bạn phân tâm và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc mà bản thân đã làm.

Tổng kết lại toàn bộ công việc

Thông thường, vào cuối ngày bạn nên dành ra khoảng 10 – 15 phút để tổng kết các công việc mình đã hoàn thành ngày hôm nay. Mỗi công việc bạn đã mất bao nhiêu thời gian để làm và đưa ra cách để cải thiện thời gian đồng thời tăng năng suất của công việc. Tổng kết lại công việc còn giúp bạn biết được mình làm việc đó là tốt chưa, khoa học chưa hay cần phải thay đổi cách làm như thế nào? Qua đó, bạn sẽ có được một kế hoạch thời gian làm việc tốt hơn cho những ngày tiếp theo.

Bạn lưu ý đưa ra cho mình một bản kế hoạch công việc phù hợp, một thời gian làm việc khả thi. Tuyệt đối không nhồi nhét quá nhiều việc hoặc ép buộc bản thân phải hoàn thành công việc như ý muốn. Hãy đặt ra một kế hoạch làm việc phù hợp với năng lực của bản thân. Sau đó, bạn có thể cải thiện hiệu suất công việc, giảm thời gian làm việc khi bạn đã quen với những kế hoạch mà mình đã vạch ra.

Quản lý thời gian là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, mà mỗi chúng ta đã được học ngay khi còn là những học sinh cấp 2, cấp 3, và được giảng dạy ở hầu hết các trường đại học hiện nay. Trên thực tế, có rất ít người biết cách làm chủ thời gian của mình một cách hiệu quả. Qua bài viết trên đây, bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những bí quyết hay để quản lý và tiết kiệm được những khoảng thời gian quý báu của bản thân.

bookmark_borderCách làm việc nhóm hiệu quả – 5 bí quyết không phải ai cũng biết

Mô tả: Làm việc nhóm không khó nhưng làm như thế nào để hiệu quả thì đó là một vấn đề không phải đội nhóm nào cũng có thể làm tốt. Vậy làm việc nhóm thế nào là hiệu quả? Bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Hiện nay, làm việc nhóm là một kỹ năng thật sự quan trọng, rất cần thiết mà mỗi người cần phải có khi làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào. Làm việc nhóm cũng là một kỹ năng thật sự khó, bạn phải biết cách hòa hợp và thích nghi khi mỗi người đều có những tính cách khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách làm việc nhóm hiệu quả mà ai cũng phải biết.

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là một kỹ năng đầu tiên cần phải có nếu muốn làm việc nhóm một cách hiệu quả. Vì một đội nhóm thường có rất nhiều thành viên, mỗi người đều tranh giành phần nói của nhau thì chẳng có ai lắng nghe, hiểu và giải quyết vấn đề, thậm chí là có thể gây ra tranh cãi. Thế nên, trong mọi trường hợp, mỗi người trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của những thành viên khác, dù đó là ý kiến tốt hay không tốt. Việc lắng nghe vừa thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho mọi người, vừa có thể hiểu suy nghĩ của người khác và cùng nhau đưa ra một ý tưởng tốt nhất. Vì một cá nhân giỏi sẽ không bao giờ làm việc hiệu quả bằng một đội nhóm tốt.  

Bạn nên lưu ý tuyệt đối không được ngắt lời hay chen ngang trong lúc người khác đang trình bày ý kiến của mình. Tốt nhất, trước khi làm việc, cả nhóm nên thỏa thuận với nhau phải luôn lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của mỗi thành viên trong nhóm.

Tôn trọng sự khác biệt và giúp đỡ lẫn nhau

Làm việc đội nhóm, đồng nghĩa các thành viên phải luôn hỗ trợ, giúp đỡ và nâng đỡ nhau cùng phát triển. Một điều dĩ nhiên rằng, nhóm là tập hợp của nhiều các thể khác nhau với những tính cách, suy nghĩ và ý tưởng riêng biệt. Vì thế, việc hòa hợp, tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt của nhau là rất cần thiết cho sự phát triển chung của cả đội nhóm. Mỗi người sẽ là một mảnh ghép riêng, khi ghép lại sẽ tạo nên một bức tranh hoàn hảo.

Cách làm việc nhóm hiệu quả là giúp cả nhóm cùng phát triển, cùng giúp đỡ lẫn nhau vì một mục đích chung của cả một tập thể, chứ không nên vì mục đích riêng của mỗi cá nhân.

Phân công công việc hợp lý

Mỗi người sẽ có một thế mạnh khác nhau, vì thế điều cần thiết khi làm việc đội nhóm là phải phân chia công việc phù hợp với điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm. Nên giao công việc một cách hợp lý, tránh trường hợp người quá nhiều việc, người quá ít việc, như thế sẽ không công bằng khi làm việc nhóm, dẫn đến sự so sánh công sức và thậm chí là gây mâu thuẫn giữa các bạn trong nhóm.

Có trách nhiệm với công việc

Sau khi được phân chia công việc hợp lý, mỗi thành viên cần ý thức phải có trách nhiệm và hoàn thành tốt phần việc được giao. Trong một số trường hợp, có nhiều bạn không ý thức được công việc của mình cần làm, làm cho có và chưa kể đến là giao hẳn cho người khác làm, vì thế có nhiều bạn thường xuyên “gánh team” khi làm việc nhóm.

Trước khi làm việc tập thể, cả nhóm phải thống nhất và cam kết với nhau là phải có trách nhiệm với công việc của mình được giao, bên cạnh đó cả nhóm có thể đưa ra cho mình những hình phạt nặng nhẹ khác nhau tùy theo mức độ không hoàn thành công việc. Hơn thế nữa, việc đặt ra thời gian kết thúc công việc (deadline) là rất cần thiết, người khác không thể trì trệ hoặc kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến kết quả công việc chung của cả nhóm.

Xây dựng ý thức của mỗi thành viên

Mỗi thành viên khi làm việc nhóm cần xây dựng ý thức cho chính bản thân mình. Có nhiều việc riêng của cá nhân là làm ảnh hưởng công việc chung của cả nhóm. Chẳng hạn đi trễ, đây là một tình trạng thường xuyên diễn ra nhất mỗi khi họp nhóm. Mọi người đến trễ và để người khác phải chờ đợi rất lâu, vừa mất thời gian vừa ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Để làm việc nhóm hiệu quả, mỗi thành viên phải có ý thức vì một mục đích chung của cả nhóm, đừng vì những công việc cá nhân làm ảnh hưởng đến thời gian và công việc của người khác.