Đạo đức nghề nghiệp là gì? Dựa vào yếu tố nào để đánh giá đạo đức nghề nghiệp một người

Đạo đức nghề nghiệp là gì? Vì sao trong công việc chúng ta cần phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp? Có phải vì đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng để đánh giá nhân cách trong cách làm việc của một ai đó hay không?

Phần lớn, chúng ta mỗi khi nghe đến cụm từ “đạo đức nghề nghiệp” đều nghĩ ngay đến những ngành nghề như bác sĩ, giáo viên,… Mọi người thường cho rằng những ngành nghề này sẽ đòi hỏi những người đảm nhận những công việc này một mặt phải có tính chuyên môn cao, mặt còn lại phải có đạo đức nghề nghiệp tốt. Vậy theo bạn có phải chỉ những ai làm bác sĩ hay giáo viên mới cần có đạo đức nghề nghiệp, còn những ngành nghề khác thì như thế nào. Để giải quyết câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm đạo đức nghề nghiệp là gì nhé!

Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đạo đức nghề nghiệp nói chung chính là tiêu chuẩn để đánh giá thái độ và tinh thần làm việc của một ai đó trong công việc có mang tính tích cực hay không? Nói một cách khác đạo đức nghề nghiệp chính là bằng chứng để đánh giá người làm việc có đang làm đúng với các quy định hay chuẩn mực công việc được đề ra hay chưa, hay họ đã đi ngược lại với những giá trị công việc và chuẩn mực đạo đức của xã hội bấy lâu nay.

Trong các cơ quan, công ty hay luôn có những điều quy định được ban hành nhằm mục đích giúp nhân viên thực hiện đúng với những gì được xem là phù hợp với đạo đức nghề nghiệp và văn hóa của công ty mà công ty đề ra. Tóm lại việc đề ra các quy định về đạo đức và cách hành xử trong môi trường cơ quan hay công sở chỉ nhằm hướng đến kết quả giúp công ty ngày một vững mạnh và phát triển nhiều hơn. Vì vậy, để có thể đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của một ai đó chúng ta chỉ dựa vào các tiêu chí sau:

Thái độ làm việc nghiêm túc

Đối với người lao động bình thường phải trải qua một ngày dài 8 tiếng để làm việc đó là một điều không hề dễ dàng. Chắc chắn sẽ có nhiều người cảm thấy mệt mỏi hay chán nản trong công việc, thế nên họ cứ mặc nhiên đi trễ về sớm, làm việc thì qua loa không tận tâm hết sức để cống hiến. Điều đó, đã thể hiện sự thiếu đạo đức trong nghề nghiệp của chính thái độ làm việc của họ.

Nếu bạn có thể sử dụng khoảng thời gian 8 tiếng làm việc của mình, làm tốt công việc được cấp trên giao phó hay sáng tạo ra những thành quả lao động có ích cho tất cả mọi người hay ít nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của công ty thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được những đánh giá tích cực từ mọi người và cấp trên. Chắc chắn rằng, điều đó cũng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc nghiêm túc, biết cố gắng của mình. Thành quả lao động mà bạn tạo ra chính là thước đo chính xác nhất để đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của bạn có cao hay không.

Sự thành thật trong quá trình làm việc

Sự dối trá trong quá trình làm việc chính là điều không thể chấp nhận được, bởi vì điều đó thể hiện rằng bạn là một người không trung thực. Khách hàng hoặc cấp trên không thể tin tưởng vào bất kỳ những gì bạn làm điều đó sẽ khiến bạn trở thành một con người không đáng tin tưởng. Về lâu dài sẽ không một ai muốn hợp tác với một người làm việc không có đạo đức nghề nghiệp giống như bạn cả.

Luôn có tinh thần cầu tiến trong công việc

Sự học hỏi và rèn luyện bản thân mỗi ngày không những sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn về tư duy suy nghĩ mà còn giúp chúng ta phát huy được tinh thần cầu tiến trong công việc nhiều hơn. Người luôn biết học hỏi và tìm kiếm những khía cạnh mới hay các vấn đề mới để nghiên cứu là người luôn đặt đạo đức nghề nghiệp rất cao trong công việc.

Dám thừa nhận những khuyết điểm

Có sai không dám nhận, có thiếu sót không biết cải thiện chính là mẫu người không đề cao tính đạo đức nghề nghiệp trong công việc. Không phải bất kỳ ai cũng dám thừa nhận những khuyết điểm của mình mắc phải và dĩ nhiên những người dũng cảm đối mặt với những thiếu sót mà bản thân đã gặp phải chính là người luôn đặt yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong công việc rất cao.

Còn rất nhiều tiêu chí khác để đánh giá được đạo đức nghề nghiệp của một ai đó trong công việc. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi đã liệt kê một số tiêu chí quan trọng nhất để làm rõ câu hỏi “đạo đức nghề nghiệp là gì?” để mọi người có được góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Mong rằng, những thông điệp và suy nghĩ mà chúng tôi truyền tải đã giúp bạn thấu hiểu nhiều hơn về hai từ “đạo đức” trong công việc mình đang làm.

Chúc bạn thành công!